Đăng bởi: Nguyễn Đình Sinh | Tháng Mười 3, 2011

Phần I: Cảnh báo đỏ (5 bài) về hiểm họa có thể bị biến thành bà lão khi: LÀM ĐẸP BẰNG KEM TRỘN- Vô tình dùng thuốc bị trộn corticoid- Phù toàn thân vì uống phải thảo dược trộn thuốc tây- Mang họa vì thuốc Đông y- 10 cách nhận biết hóa mỹ phẩm có thật sự ‘tự nhiên’. Phần II: 19 bài: Hoảng vía kinh hồn với căn bệnh lạ: đã biến Phượng-cô gái 26 tuổi “bỗng dưng” thành bà lão 70- Cô gái hóa bà lão xuất viện- 16/12/2011

Gồm 24 bài: Chùm 5 bài: CẢNH BÁO ĐỎ về hiểm họa khi dùng thuốc có bị trộn corticoid để làm đẹp, để chữa bệnh… dễ làm dị ứng và có thể bị biến thành bà lão: Chị em có thể ‘hóa bà lão’ vì làm đẹp bằng kem trộn- Hiểm họa khi vô tình dùng thuốc bị trộn corticoid- Phù toàn thân vì uống phải thảo dược trộn thuốc tây-  Mang họa vì thuốc Đông y- 10 cách nhận biết hóa mỹ phẩm có thật sự ‘tự nhiên’. 

Nguy hiểm nhất của loại kem trộn này là hiệu quả rất nhanh. Chỉ sau ít ngày, làn da ở mặt, cổ… trở nên mịn màng, trắng mỏng như đang lên da non phớt hồng, mụn cũng bị tẩy hết, giá thành lại rẻ, hợp túi tiền. Đã là phụ nữ, ai cũng có nhu cầu làm đẹp, kể cả những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, như các chị em công nhân, nông dân lao động… hay những người có tiền nhưng lại muốn tiết kiệm hoặc ham rẻ… họ mách bảo nhau làm đẹp theo kiểu rỉ tai. Vì vậy, hiệu ứng dây chuyền là rất lớn và hậu quả sẽ là khôn lường… khi chưa biết thông tin này.

Một điều nguy hiểm khác nữa là thị trường mỹ phẩm rất đa dạng, trôi nổi dù có nguồn gốc hay không cũng khó xác định rõ, vì hàng giả, hàng nhái rất nhiều. Có khi bạn chấp nhận mua loại nhiều tiền, chưa chắc đã được hàng thật, hàng tốt – đúng nghĩa giá trị đồng tiền, bạn đã bỏ ra và khó có thể đảm bảo là hàng không trộn Corticoid. Hiệu quả nhanh, giá thành hợp lý là tâm lý chung của mọi khách hàng, các nhà sản xuất biết rất rõ điều này. Nên việc có trộn Corticoid hay không, trộn ít hay nhiều vẫn luôn là một câu hỏi và người tiêu dùng phải rất cảnh giác, theo dõi, khi sử dụng chúng. Vì ta biết: CHỈ CÓ NGƯỜI MUA LẦM chứ người bán không lầm. Thậm chí, còn tùy cơ địa ở từng người có phản ứng khác nhau, mỹ phẩm hợp với người này nhưng lại không hợp với người kia, hợp lúc này nhưng ở thời kỳ khác sẽ phản tác dụng. Có không ít chị em đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng, đi chữa bệnh dị ứng do mỹ phẩm cả năm trời ở Sài Gòn, Hà Nội… mà chưa khắc phục hết hậu quả dị ứng làm đẹp để lại. Đúng là tiền mất tật mang… lo lắng vất vả lại còn phát sinh thêm bệnh khác…

“Corticoid là một con dao mà cả hai lưỡi của nó đều rất sắc. Nếu biết sử dụng đúng, nó như thần dược, có thể chữa trị được rất nhiều loại bệnh khác nhau: giảm đau, tiêu viêm, kích thích ăn uống, nhất là tẩy mụn, làm đẹp da… Thuốc có tác dụng rất nhanh và mạnh. Và cũng chính vì đặc điểm này mà nó thường bị trộn vào rất nhiều loại thuốc, trong đó có cả mỹ phẩm, thuốc đông y”. Nếu trộn vào thuốc Đông y lại càng nguy hiểm, vì cứ nghĩ rằng Đông dược chắc sẽ lành tính, nên dùng lâu dài và mức độ độc càng thấm sâu hơn, khi chữa sẽ khó hơn và để lại hậu quả nặng nề hơn. Tôi đã từng chứng kiến: Thuốc tễ có bao bên ngoài là mật ong, nhưng lại bọc bên trong một loại bột màu trắng làm nhân- vậy bọc ấy chỉ là trá hình. Tinh vi hơn, họ sẽ trộn corticoid hay thuốc tây và nhào mật ong lẫn lộn đi, ta lại càng không biết. Vì vậy, trong trường hợp này, thực chất thuốc tây là chủ yếu, thuốc tễ Đông dược là vỏ bọc. Vậy corticoid là gì, tác dụng ra sao mà người ta hay trộn vào mỹ phẩm? Làm sao phát hiện kịp thời là kem có trộn corticoid, kem trộn đó có đặc điểm gì. Nếu vô tình đã dùng một loại mỹ phẩm làm đẹp nào đó có trộn corticoid, làm sao biết triệu chứng xuất hiện sớm nhất để ngừng lại, không dùng nữa…Và khi bị dị ứng nên chữa ra sao… Mời bạn đón đọc….

Phần I. Bài 18/23. Chị em có thể ‘hóa bà lão’ vì làm đẹp bằng kem trộn 

Một gương mặt dị ứng điển hình của người dùng KEM TRỘN corticoid để làm đẹp. Ảnh minh họa: Congdongmypham.

 

Căn bệnh lạ đã biến Phượng- cô gái 26 tuổi “bỗng dưng” trở thành bà lão 70. Các bác sĩ cho rằng, KEM DƯỠNG DA CHỨA chứa corticoid là một nguyên nhân. Rất nhiều phụ nữ cũng dùng kem này. 

 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ: Cô gái hóa bà lão xuất viện- Thứ sáu, 16/12/2011:

Trẻ dần lại sau hơn 2 tháng điều trị, chị Nguyễn Thị Phượng, 26 tuổi, có gương mặt bị lão hóa do chứng tế bào vón vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho xuất viện.
Đại diện bệnh viện cho biết, chị Phượng đã đáp ứng tốt với phác đồ điều trị tế bào vón. Bệnh nhân sẽ về nhà uống thuốc theo toa của bác sĩ, sau đó đến tái khám theo lịch hẹn.

 
Bệnh nhân Nguyễn Thị Phượng trước ngày xuất viện 16/12/2011. Ảnh: Cao Lâm. Tôi thấy chả đỡ được bao nhiêu Bác sĩ nói đỡ 30% so với hồi cũ (ảnh trên)- nên có đỡ chút hết bệnh là ổn rồi- đây chỉ là cách chụp nghiêng-nếu chụp chính diện còn tệ lắm-thôi thì đỡ dần dần vậy….

Theo tiến sĩ Đặng Vạn Phước, phó giám đốc bệnh viện, dự kiến bệnh nhân sẽ tiếp tục uống thuốc tại nhà khoảng hai tháng. Sau khi bệnh tế bào vón đã được khắc chế, chị tiếp tục điều trị theo các phương án thẩm mỹ phù hợp để tạo hình phần da bị hỏng do tế bào vón.

Các bác sĩ điều trị nhận định, so với lúc nhập viện, gương mặt của bệnh nhân đã trẻ lại khoảng 30%. Hiện tượng chảy xệ, ửng đỏ, nổi mề đay không còn nữa.

Năm 2007, Nguyễn Thị Phượng thấy mình bị ngứa da và nổi sần trên da. Uống thuốc đông y không khỏi, mặt chị càng ngày càng già đi. Bốn năm sau, gương mặt và một số vùng da trên người Phượng chảy xệ nhăn nheo như bà lão.

Đầu tháng 10, chị cùng ông xã đến Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM khám và điều trị. Các bác sĩ nghi ngờ chị bị tế bào vón. Mẫu bệnh phẩm sau đó được gửi qua Mỹ để kiểm tra, xác định chẩn đoán ban đầu là chính xác. Bệnh nhân được lưu tại nội trú tại bệnh viện.

Trò chuyện cùng VnExpress.net khi hay tin vợ được xuất hiện, ông xã bệnh nhân cho biết, anh vui mừng vì bệnh tình của vợ thuyên giảm, nhưng lo lắng vì hơn 2 tháng qua điều trị nội trú, anh chị không làm việc được để có tiền sinh sống.

Trước khi nhập viện, vợ chồng chị Phượng tạm trú tại Bình Phước, anh làm thợ mộc, chị tách vỏ hạt điều, thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng khoảng ngoài 2 triệu đồng. Cao Lâm

Đang chờ xét nghiệm để biết tại sao gương mặt chị Nguyễn Thị Phượng 26 tuổi ở Bến Tre nhăn nheo như bà lão, song các bác sĩ cho rằng kem dưỡng da chứa corticoid là một nguyên nhân. Nhiều phụ nữ cũng dùng kem này. 

Bác sĩ Hoàng Văn Minh, Trưởng khoa Khám da liễu, Bệnh viện ĐH Y dược, TP HCM cho rằng, ngoài nghi ngờ bệnh tế bào vón thì gương mặt biến dạng nhăn nheo của chị Phượng còn là hậu quả của việc dùng corticoid kéo dài mà không biết.

Tại khoa khám Da Liễu, Bệnh viện ĐH Y dược, tuy chưa có trường hợp lão hóa vì bôi kem trộn nhưng theo các bác sĩ, không ít người bị dị ứng sau khi thoa các loại kem trộn không rõ nguồn gốc mà thành phần chính là corticoid.

Tại Bệnh viện Da Liễu TP HCM, không có những thống kê cụ thể, tuy nhiên theo bác sĩ Nguyễn Trọng Hào, Phó phòng kế hoạch tổng, lượng bệnh nhân nữ đến điều trị do hậu quả của corticoid là rất thường gặp.

“Kem trộn chứa corticoid có đặc tính có thể chữa rất nhanh khỏi các loại mụn và làm mịn da, tuy nhiên hầu như tất cả những người dùng kem trộn đều bị biến chứng. Tùy theo trường hợp dùng nhiều hay ít, mà các bệnh nhân có biểu hiện hỏng da ở mức độ khác nhau. Một số trường hợp dùng quá lâu, da mặt không thể phục hồi”, bác sĩ Hào nói.

Nghe bạn mách, Nhung (Vĩnh Cửu, Đồng Nai) đến tiệm tạp hóa ở chợ làng mua về hũ “kem trộn” bôi để trị mụn. Thời gian đầu mụn trên mặt bớt hẳn, da căng mọng và trắng hồng, song 5 tháng sau mỏng hơn, mụn bắt đầu mọc nhiều, da mặt ngứa và dễ bị dị ứng.

Nhung cho biết, từ hồi mới lớn chị đã bị mụn trứng cá, mặc dù đã tìm nhiều cách chữa trị nhưng vẫn không bớt, nên vừa nghe bạn chỉ đi mua kem trộn về dùng,vừa sạch mụn vừa trắng da nên chị tin ngay.

“Mình đến hỏi mua kem trộn, bà chủ quán nhanh nhảu đưa cho một hộp bằng 3 ngón tay, màu hồng không ghi nhãn mác gì cả. Bà ấy còn cam kết là hiệu quả chỉ sau một tuần. Đúng là thời gian đầu dùng da rất đẹp, trắng mịn và bớt hẳn mụn, nhưng càng về sau mụn càng nhiều hơn”, chị tâm sự.

Thấy vậy nên ngay sau đó Nhung đã dừng hẳn không dùng kem trộn nữa nhưngkhuôn mặt vẫn sưng tấy, da đỏ và căng, các loại mụn bọc, trứng cá đầu trắng đầu đen thi nhau đùn lên. Hiện giờ mỗi lần ra đường, chị phải bịt khẩu trang vì mặc cảm khuôn mặt chi chít “hoa”.

Khi được hỏi về thành phần loại kem trị mụn làm trắng da “không đụng hàng” này, bà Hòa, chủ một cửa tiệm tạp hóa kiêm “pha chế” kem trộn tại chợ Bến Cát (Đồng Nai) chỉ nhớ, bà dùng một số loại kem đang được bán rộng rãi trên thị trường như Thanh Thảo, Thanh Hiền, cô gái tóc xù… để trộn vào. “Mỗi loại kem có một tác dụng riêng lẻ như làm mịn da, trị mụn hoặc trắng da. Khi mình trộn vào thì sẽ nhiều tác dụng hơn. Ở đây cũng vài tiệm bán nhưng tiệm của tôi là khách đông nhất”, bà Hòa tự hào giải thích.

Tuy nhiên khi được hỏi về giấy phép hành nghề hay trình độ chuyên môn, bà Hòa cười xòa bảo: “Làm gì có chuyên môn gì. Công thức phối là do tôi tự nghĩ ra, một phần do mấy người khác chỉ, chủ yếu là kinh nghiệm thôi”.

Còn chị Thương (quê ở Vĩnh Long) mặc dù mặt không có mụn nhưng muốn cho da trắng hơn nên chị cũng tìm đến kem trộn vì nghe bảo giá tiền khá rẻ chỉ chưa đến 10.000 đồng một hộp dùng trong hơn một tháng. Tìm đến một tiệm mỹ phẩm gần nhà hỏi mua hũ kem trộn, chủ tiệm đưa cho chị một hũ màu trắng, nắp xanh nhỏ bằng hai ngón tay, bên trong là lớp kem dạng gel đặc, để một lúc lâu thì kem chảy nước vàng ra. Chủ tiệm dặn chị mỗi lần thoa kem thì trộn đều lên mới sử dụng.

“Mỗi ngày mình đều thoa hai lần buổi sáng và tối. Chỉ 5 ngày sau da đã mịn và sáng hơn mình tưởng hiệu quả, thế nhưng chỉ được vài tuần thì da bắt đầu sủi mụn chi chít từng mảng trên mặt như bị giời leo. Mình sợ quá không dám dùng nữa nhưng giờ vẫn còn sẹo đầy nè”, chị Thương tay chỉ đám sẹo mụn trên mặt xuýt xoa.

Hiện nay trên các diễn đàn mạng, nhiều chị em từng là “nạn nhân” của kem trộn cũng chia sẻ kinh nghiệm đau thương của mình. Đa phần đều khuyên không nên dùng loại này để làm đẹp vì “chỉ có lợi trước mắt mà tác hại khôn lường”.

“Thấy cô bạn hàng xóm dạo này da trắng hồng căng mịn, em hỏi thăm thì bảo dùng kem trộn. Da em hơi đen nên cũng hối hả đi mua một hộp làm trắng toàn thân về bôi thử. Bà chủ quán bảo là ‘bí quyết gia truyền’ với giá 35.000 đồng to bằng bàn tay. Nhưng chỉ xài được một thời gian em thấy người cứ căng ra, sưng phù, đỏ ngứa, chỗ nào bôi nhiều thì da teo và nhăn lại thấy rõ mạch máu. Có phải là do dị ứng không?”, nickname Mecubi “đăng đàn” trên trang myphamforum hỏi.

Từng có kinh nghiệm dùng loại kem “độc” này, thành viên Kimngadn kể, thời gian đầu dùng thử chị thấy hài lòng vì da căng mịn, trắng hơn nên vội mách cho vài đồng nghiệp. “Nhưng rồi chỉ ít lâu sau mặt mình bắt đầu ngứa, ửng đỏ, mụn mủ lan ra khắp mặt đen như cháy khê vậy. Sau đó mình đem hộp kem đến bệnh viện da liễu thì bác sĩ bảo trong đó có chứa corticoid (một chất kháng viêm) khi bôi lên sẽ làm da mỏng và căng, rất có hại cho da và mức độ tác hại cũng tùy từng người”.

Vì thế chị này khuyên những người đã lỡ dùng kem trộn không nên tiếp tục nữa. “Nếu bây giờ da mặt chưa có biểu hiện nặng quá như mình kể thì bạn có thể dưỡng da mặt ở nhà phải qua ba công đoạn: làm sạch, thể dục cho cơ mặt và dùng mỹ phẩm dưỡng da. Còn nếu nặng hơn thì bạn phải đến viện da liệu để khám”, Kimngadn viết.

Không đến nỗi tiền mất tật mang như trên, thành viên Lamthida kể, trước đây chị cũng dùng kem trộn, sau một thời gian mặt hết mụn thì chị ngưng lại. Tuy nhiên từ đó da trở nên nhạy cảm, dễ dị ứng với mọi loại mỹ phẩm.

Thành viên này cho biết, theo quan sát của chị các loại kem người bán dùng để trộn như Rojzy Jiali, Zale, Arché, Fluocinonide Ointment, Yoaung One, ngoài ra còn Thanh Thảo, Thiên Thu… “Nhưng mình khuyên các bạn không nên lạm dụng kem trộn quá. Nếu muốn đẹp thì dùng một thời gian ngắn rồi từ từ dùng thưa đi và thôi hẳn. Mà các bạn nhớ lưu ý, dùng kem trộn làm da rất mỏng, lại dễ ăn nắng và dễ bị tổn thương lắm nên khi ra nắng phải che chắn kỹ”, Lamthida dặn dò.

Bác sĩ Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết Bệnh viện 115 cho biết, corticoid có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Ứng dụng những đặc tính này để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Một số trường hợp cần dùngcorticoid như mề đay, phù do dị ứng; bệnh ngoài da như chàm, vẩy nến, viêm da dị ứng.

“Tuy nhiên khi bệnh nhân cần dùng corticoid phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, vì nếu dùng không đúng sẽ gây ra nhiều tác dụng có hại cho cơ thể”, ông Namnói.

Theo bác sĩ Nam, những tác dụng thường gặp ở những người cùng corticoid lâu dài là cơ thể mập ra, bụng to, chân tay teo lại, da mỏng dễ bầm máu, nứt da bụng. Ngoài ra, người bị biến chứng corticoid còn bị nổi mụn trứng cá, rậm lông, teo cơ mông, mất ngủ, nóng nảy, kém chú ý, có cơn hưng phấn hay trầm cảm, ý định tự tử. Với thai phụ, corticoid có thể gây hại cho thai nhi.

Thi Trân – Phương Nghi

 Bài 19. Hiểm họa khi vô tình dùng thuốc bị trộn corticoid

Bị bệnh khớp hành hạ, ông Hải, Bắc Ninh được người quen giới thiệu một loại thuốc phong tê thấp thủy. Thấy dùng thuốc đỡ hẳn, ông sử dụng liền một tháng thì bụng to lên trong khi chân tay teo tóp, người yếu, mệt.

Ông Hải là một trong những người bị bệnh do sử dụng quá liều thuốc chứa corticoid mà không biết.

Cũng như ông, anh Long (Phú Xuyên, Hà Nội) bị viêm đa khớp đã mua một loại thuốc chữa mà anh từng nghe nhiều người quảng cáo là rất hiệu nghiệm và chính họ đã kiểm chứng. Tuy nhiên, chỉ sau chưa đầy một tháng sử dụng, anh thấy nổi mẩn khắp người, các khớp đau nhiều hơn, đặc biệt, cân nặng tăng rất nhanh. Anh ngưng thuốc mấy tháng mà các dấu hiệu trên vẫn chưa hết. Mãi sau này, khi tham gia một diễn đàn trên mạng, anh mới được một số người có bệnh như mình chia sẻ, có lẽ anh đã uống phải loại thuốc bị làm giả, có trộn thêm corticoid vào.

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trường, Trung tâm dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, có rất nhiều người chịu tác dụng phụ khi lạm dụng corticoid hoặc dùng phải thuốc đông y trộn chất này. Thuốc bị trộn chủ yếu là các loại thuốc hen, thuốc chữa thấp khớp hay viêm xoang…

 Ảnh: MT.
Một bệnh nhân bị Lupus ban đỏ buộc phải dùng corticoid và chấp nhận các tác dụng phụ như phù thân, mặt nặng… Ảnh: MT.

Bác sĩ Trường cho biết, một thời gian, bệnh viện liên tục tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị tác dụng phụ của corticoid khi sử dụng thuốc chữa hen. Sau một giai đoạn dùng thuốc, các bệnh nhân này đều có chung đặc điểm là đi tiểu nhiều, mặt tròn và nặng, râu ria, tóc mọc rất nhanh, nhiều, chân tay teo lại… Có những phụ nữ còn râu ria mọc lởm chởm, tay, chân đầy lông.

Chị Như, Cầu Giấy, Hà Nội sau một thời gian dài bị chàm hành hạ, dùng đủ thứ thuốc vẫn không đỡ, đã tìm đến một cơ sở thuốc Đông Y ở khu phố cổ Hà Nội. Chịđược bán cho một lọ thuốc bột, nói là thuốc đông y hoàn tán. Mấy ngày đầu uống chị thấy bệnh đỡ hẳn. Nhưng sau vài tháng, các vết chàm lại tái phát mạnh hơn. Tham khảo nhiều người cùng hoàn cảnh, chị nghi ngờ mình đã dùng phải thuốc có trộn corticoit.

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trường, corticoid là một loại thuốc có tác dụng giảm miễn dịch, được sử dụng cho các bệnh nhân bị Lupus hệ thống – một loại bệnh do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức – nên có một tác dụng phụ rất đáng sợ là làm suy giảm hệ thống miễn dịch của người sử dụng. Bởi vậy, nếu dùng không đúng, người bệnh sẽ rất dễ nhiễm các bệnh khác vì cơ chế bảo vệ của cơ thể bị yếu đi.

“Corticoid là một con dao mà cả hai lưỡi của nó đều rất sắc. Nếu biết sử dụng đúng, nó như thần dược, có thể chữa trị được rất nhiều loại bệnh khác nhau:giảm đau, tiêu viêm, kích thích ăn uống… Thuốc có tác dụng rất nhanh và mạnh. Và cũng chính vì đặc điểm này mà nó thường bị trộn vào rất nhiều loại thuốc, trong đó có thuốc đông y”, ông Trường nói.

Người sử dụng các loại thuốc chứa chất này thường rất “chuộng” bởi thấy ngay tác dụng. Tuy nhiên, sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu như dùng thuốc kéo dài và không đúng chỉ định. Những tác dụng phụ của thuốc cũng vô cùng nguy hiểm: nhẹ thì khiến người bệnh phù thũng, tăng cân, nổi mẩn… Nhưng nghiêm trọng hơn, họ có thể bị suy thượng thận, hạ canxi trong máu, loãng xương, ảnh hưởng dạ dày, tá tràng, thậm chí có thể tử vong.

“Điều đáng lo là người bệnh không thể tự nhận biết được việc thuốc có bị trộn corticoid hay không. Các dấu hiệu lạm dụng hóa chất này cũng chỉ có thể nhận ra khi nó đã phát ra ngoài”, bác sĩ Trường cảnh báo.

Theo kết quả kiểm nghiệm thuốc của Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Bộ Y tế, từ 2008 đến nay có một số loại thuốc bị trộn corticoid là: Thuốc nước Hạnh Đức khu phong tê thấp thủy (của cơ sở sản xuất thuốc Y học cổ truyền Hinh Hòa), thuốc dân tộc cứu nhân vật, thuốc nước Tân Hòa truy phong tê thấp thủy…

Một dược sĩ của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương cho biết, đây chỉ là vài trường hợp cá biệt, do một số cơ quan chức năng các địa phương thu giữ và gửi kiểm nghiệm. Theo ông, thực tế, số lượng các thuốc bị trộn corticoid bao nhiêu chưa rõ, cần có sự điều tra rộng mới có thể xác định được. Dự kiến trong năm tới, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương sẽ dành một phần kinh phí để điều tra khảo sát tình trạng thuốc tân dược trộn trái phép trong đông dược.

Giải thích lý do vì sao nhiều loại thuốc đông y lại bị trộn corticoidcorticoid dược sĩ này cho rằng, thường các đông dược có tác dụng từ từ, thậm chí nhiều bài thuốc của các ông lang vườn còn không có tác dụng thực sự. Lợi dụng tâm lý người bệnh muốn nhanh khỏi bệnh, vừa muốn chỉ dùng đông y có nguồn gốc tự nhiên nên không độc hại, nhiều người thiếu lương tâm đã trộn thêm tân dược vào. Trong các thành phần thuốc tây, corticoid có rất nhiều tác dụng, lại hiệu quả nhanh chóng, nên bị lạm dụng cũng là điều dễ hiểu.

Theo ông, điều nguy hiểm là, khi dùng thuốc đông, mọi người thường cho làthuốc “lành” nên có thể tự dùng và dùng lâu dài được. Trong khi, bất kỳ loại hóa chất tổng hợp nào cũng đều gây ra các tác dụng phụ và khi dùng phải có liều lượng và thời gian nhất định, để giảm thiểu tác dụng phụ và cơ thể có thể đào thải được, nên cần có chỉ định và theo dõi điều trị của bác sĩ.

Riêng với corticoid thì chỉ định càng nghiêm ngặt hơn. Đây là loại thuốc nội tiết, khi dùng phải giảm liều dần dần và do bác sĩ quyết định. Chất này do tuyến thượng thận tiết ra: Khi uống vào, cơ quan sản sinh nó trong cơ thể sẽ giảm tiết chất đó. Nếu đang dùng mà ngừng lại đột ngột, thì có thể dẫn đến suy tuyến thượng thận, rất nguy hiểm. Ngược lại, nếu dùng lâu dài, cũng gây nhiều hệ lụy như các bác sĩ đã cảnh báo.

Bởi vậy, ông cho rằng, người dân cần thận trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Tốt nhất, khi có bệnh cần đi khám và tuân theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Không nên tự dùng thuốc kể cả thuốc đông y, đặc biệt việc tự dùng thuốc theo mách bảo của người không có chuyên môn. Khi sử dụng thuốc đông y nên đến khám tại các cơ sở điều trị được cấp phép của cơ quan quản lý y tế. Vương Linh

Bài 20. Phù toàn thân vì uống phải thảo dược trộn thuốc tây

Nghe có người mách dùng thuốc tiêu độc từ thảo dược có thể trị mụn, lại tốt cho sức khỏe, Thúy, 26 tuổi, mua ngay. Thế nhưng hết 3 hộp thuốc, mụn mọc càng dày, cả người cô sưng phù, tăng liền 7 ký.

Sáng nay, đến khám tại Khoa Dị ứng, miễn dịch và lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, Thúy, thành phố Nam Định cho biết, cô đã sử dụng loại thuốc trên gần hai tháng, trong thời gian đó cô không sử dụng thêm loại thuốc nào khác. Ban đầu, cô thấy mụn có giảm đi nhưng da lại khô hơn. Sau đó, tiếp tục duy trì ngày uống 4 ống, cô thấy mụn lại mọc nhiều và thâm hơn. Không những thế, Thúy thấy người nặng nề, mặt tròn vo, chân, tay đều to hơn hẳn.

Cảm thấy bất an, sau khi uống 3 hộp thuốc, gồm 60 ống, mỗi ống 10ml, Thúy ngừng uống và đi khám tại Bệnh viện Việt Mỹ, Nam Định. Các bác sĩ tại đây khẳng định Thúy không có bệnh gì mà chỉ béo nên cần ăn uống hạn chế hơn. Tuy nhiên, sau đó, cô thấy mình ngày càng phì ra, mệt mỏi, thường xuyên bị chuột rút, lại mất kinh 2 tháng liền nên đã lên Hà Nội khám.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trường, khoa dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội cho biết, các triệu chứng của Thúy giống hệt với hội chứng giả Cushing do lạm dụng corticoit (thuốc kháng viêm gây tăng cân nhanh, đặc biệt thường mập nhiều ở vùng bụng, mặt tròn ra…). Ông cho rằng rất có thể loại thuốc mà Thúy sử dụng để trị mụn, tiêu độc – được quảng bá là có nguồn gốc thảo dược – chứa corticoit và đã gây những biến chứng cho bệnh nhân. Hiện Thúy đã được chỉ định xét nghiệm xem có bị các biến chứng nguy hiểm khác như suy tuyến thượng thận hay hạ canxi trong máu không.

Bác sĩ Trường cho biết thêm, có rất nhiều bệnh nhân đến khám và nhập viện sau khi sử dụng các loại thuốc thảo dược. Cách đây không lâu, một người đàn ông 57 tuổi cũng phải điều trị tại khoa với các triệu chứng y như Thúy sau một thời gian sử dụng thuốc trị phong tê thấp dạng nước, có nguồn gốc từ thảo dược.

Ông khuyến cáo, các loại thuốc thảo dược cũng có thể gây dị ứng hay tác dụng phụ, và đặc biệt nguy hiểm nếu chúng bị trộn thêm corticorit. Cũng có khả năng Thúy đã uống phải thuốc giả bị trộn lẫn corticoit.

Khi uống corticorit quá nhiều, người bệnh thường có những biểu hiện bên ngoài như phù thũng, tăng cân, nổi mẩn… Nhưng nghiêm trọng hơn, họ có thể bị suy thượng thận, hạ canxi trong máu, loãng xương, ảnh hưởng dạ dày, tá tràng, thậm chí có thể tử vong. Vương Linh

Bài 21. Mang họa vì thuốc Đông y

 
Một bệnh nhân dị ứng thuốc nam, đang điều trị tại Khoa dị ứng – miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, sau một thời gian dù đã đỡ hơn nhiều nhưng mặt vẫn sưng, đỏ. Ảnh: MT.

Uống bát thuốc Bắc đầu tiên vào buổi trưa thì buổi chiều, bà Nghi (Kim Liên, Hà Nội) thấy cả người đỏ mẩn, hai lòng bàn tay bị nứt, đau nhức. Tối đó, thấy bà nước mắt nước mũi chảy ròng, mặt sưng húp, sốt cao, gia đình vội đưa đi cấp cứu. 
Bà Nghi, 57 tuổi, bị mẩn ngứa 3 năm nay, uống nhiều loại thuốc, chữa nhiều nơi không khỏi. Được người quen giới thiệu một cơ sở khám chữa bệnh Đông y khá nổi tiếng, bà tìm đến cắt thuốc. Trưa 20/9, bà uống bát thuốc đầu tiên thì đến chiều đã thấy hai bên cánh tay nổi những nốt nhỏ li ti như rôm.

Bà gọi điện hỏi thày thuốc thì được trả lời, có lẽ tại sắc thuốc đặc quá. Đến tối, khi bà khó thở, cả người đã sưng vù thì mới vào viện và được bác sĩ cho biết dị ứng thuốc.

Nằm cùng phòng điều trị với bà Nghi ở Khoa dị ứng – miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, Trâm, 24 tuổi, ở Bắc Ninh, cũng bị dị ứng sau 5 tuần dùng thuốc nam.

Cách đây mấy tháng, Trâm đi khám và phát hiện bị u xơ tuyến vú. Được bác sĩ kê thuốc Tây, cô không uống vì sợ sẽ hại người, nhiều tác đụng phụ. Nghe một chị bạn bị cùng bệnh mách đã cắt thuốc nam ở một cơ sở đông y và khỏi bệnh, Trâm cũng đến đó bốc thuốc. Sau 5 tuần dùng, cô bỗng thấy nổi các nốt đỏ rất ngứa ở tay, chân rồi nhanh chóng lan khắp người.

Đến giờ, sau 10 ngày vào viện điều trị, các nốt mẩn đỏ chi chít trên cơ thể cô đã lặn, bớt ngứa nhưng vẫn để lại rất nhiều vết thâm.

Một phụ nữ 59 tuổi khác, ở Hải Dương, sau một tuần dùng thuốc nam để chữa đau lưng cũng bị ngứa, đỏ da toàn thân. Khi nhập viện, bà đã bị nhiễm độc gan, viêm loét hết mắt, miệng.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trường, Khoa Dị ứng – miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch mai cho biết, các ca dị ứng do uống thuốc nam chiếm số đông bệnh nhân đang điều trị tại khoa. Hầu hết những người này đều từng nghĩ uống thuốc bắc, nam là lành, mát, nếu không khỏi bệnh thì cũng chẳng hại gì, chẳng bổ chỗ nọ cũng tốt chỗ kia.

Phần lớn họ đều tìm đến thuốc nam hay thuốc bắc để chữa những bệnh đơn giản như ngứa, đau xương khớp… nhưng khi bị dị ứng, thường di chứng để lại rất nặng nề, nhẹ nhất cũng là ngứa, bong tróc da, nguy hiểm hơn có thể lở loét mắt, miệng, mù mắt, suy gan, thận, thậm chí là tử vong.

Theo bác sĩ Trường, thuốc Đông y là một loại thuốc nên cũng có độc tính, có tác dụng phụ, có chỉ định và chống chỉ định, có thể tốt với người này nhưng lại gây hại cho người khác. Nhiều người bị dị ứng bởi dùng loại có thành phần quá phức tạp, công nghệ bào chế không đảm bảo, cây làm thuốc có thể bị phun thuốc trừ sâu, người làm thuốc trộn thêm thuốc tây vào… Ngoài ra, một số người có sẵn cơ địa dị ứng với một thành phần nào đó của thuốc hoặc không chuyển hóa được…

Có người còn bị “vạ lây” vì dùng thuốc không bảo quản đúng, bị hỏng, nấm mốc. Như trường hợp của anh Hòa (Vĩnh Phúc) là một điển hình. Do thỉnh thoảng lại đau nhức xương khớp, anh rủ người hàng xóm tìm đến một thày lang trong vùng, vốn nổi tiếng có bài thuốc chữa đau xương hiệu quả. Tuy nhiên, uống một tuần, anh Hòa bị lở loét khắp người, trong miệng. Ông hàng xóm lấy thuốc giống anh cũng bị tương tự.

Sau đó, cả hai phải nhập viện và được xác định là bị dị ứng thuốc. Khi anh Hòa hỏi tới ông thày, người này vẫn bao biện: “Tôi đảm bảo thuốc đúng bệnh, toàn thành phần tốt, nhưng có lẽ bảo quản không đúng nên đã bị… mốc”.

Bác sĩ Trường cho biết, đây là một trong những ca phải điều trị khá lâu ở khoa.

Theo bác sĩ, một trong những điều nguy hiểm khi bệnh nhân sử dụng thuốc Đông là không đi khám, không biết bệnh mà cứ uống theo lời mách, đôi khi còn bốc thuốc ở những cơ sở không được cấp phép. Người bốc thuốc nhiều khi không hướng dẫn cho người bệnh về những tác dụng phụ có thể có, thậm chí khi thấy bệnh nhân bị phản ứng, họ lại bồi thêm rằng như thế mới là thuốc tốt, chứng tỏ đã phát huy tác dụng.

Ông cho biết, dị ứng thuốc Đông thường diễn ra chậm, có người uống vài ngày, có khi vài tháng mới thấy biểu hiện nhưng lại tiếp tục dùng, khiến hậu quả ảnh hưởng lâu dài, nặng nề. Trong khi đó, hiện nay, tại các bệnh viện, hầu như không có xét nghiệm nào thể xác định bệnh nhân bị dị ứng thuốc nam. Muốn làm điều này, các bác sĩ thường chỉ căn cứ chủ yếu vào tiền sử bệnh và sử dụng thuốc của bệnh nhân.

Theo bác sĩ, khi uống thuốc Đông, nếu thấy các dấu hiệu sau, người bệnh phải dừng thuốc ngay và đến khám tại các cơ sở y tế: ngứa, nổi mẩn đỏ, nổi bọng nước trên da, bệnh nặng thêm, viêm đỏ mắt, miệng, họng, sốt cao…

Bác sĩ khuyến cáo, dù dùng thuốc Tây hay thuốc Đông đều phải theo chỉ định của thày thuốc, người dân tuyệt đối không được tự ý cắt hay dùng theo đơn của người khác. Minh Thùy

 Bài 22. 10 cách nhận biết hóa mỹ phẩm có thật sự ‘tự nhiên’

 Ảnh có tính minh họa:
Ảnh có tính minh họa: 123rf.com

“Tự nhiên”, “không độc hại” hay “An toàn sinh thái” là những cụm từ bạn thường bắt gặp trên dầu gội, đồ trang điểm…, thường khiến bạn tưởng chúng được làm từ những thành phần an toàn, tốt cho sức khỏe… Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy.

Khác với thuốc, Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm của Mỹ – FDA – (cũng như nhiều nước khác) – không xem xét độ an toàn của các thành phần trong mỹ phẩm hoặc đồ chăm sóc cá nhân trước khi chúng ra thị trường (mà doanh nghiệp sẽ tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm, và cơ quan quản lý hậu kiểm).

Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất thường dùng các chiêu quảng cáo để gây hiểu nhầm, dùng từ ngữ mơ hồ, hoặc thậm chí là những khẳng định sai lệch về các sản phẩm được gọi là sinh thái/tốt cho sức khỏe.

Các nghiên cứu tới nay cho thấy nhiều loại sản phẩm chứa các hóa chất liên quan với bệnh ung thư, vô sinh, mất cân bằng hoóc môn, dị tật thai nhi, các vấn đề về thần kinh hoặc gây ra những trục trặc sức khỏe khác.

Nên nhớ da của chúng ta không phải là một rào chắn cứng nhắc. Nó cho phép các phân tử hóa chất thấm vào máu, và có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý. Điều gì xảy ra trong cơ thể chúng ta khi chúng ta tiếp xúc với một lượng nhỏ hóa chất ngày qua ngày, trong nhiều năm? Không ai biết chính xác sẽ ra sao. Vì thế, cách tốt nhất là hãy sử dụng chúng an toàn và chọn những sản phẩm natural, nontoxic (tự nhiên, không độc hại).

Tuy nhiên, nhầm lẫn rất dễ xảy ra khi bạn tìm kiếm thông tin trên bìa sản phẩm. Để giúp bạn, chuyên gia của huffingtonpost đưa ra “Top 10 cụm từ cần lưu ý về sản phẩm xanh”. Chúng là các từ và thuật ngữ giúp bạn nâng cao cảnh giác về những khác biệt khó nhận thấy đang được sử dụng trên các nhãn hàng hiện nay.

1. “Environmentally Friendly” và “Eco-Safe” (hay là “Thân thiện với môi trường” và “an toàn sinh thái”). Hiện tại ở Mỹ cũng chẳng có tiêu chuẩn chính thức hoặc quy định cụ thể nào của chính phủ về những thuật ngữ này. Ngoài ra, Ủy ban thương mại liên bang Mỹ (FTC) còn cho những thuật ngữ này là quá mơ hồ.

2. “Đã được bác sĩ kiểm nghiệm”, “Đã kiểm nghiệm độ nhạy cảm” và “Giảm dị ứng”. Theo Cơ quan Thuốc và Thực phẩm Mỹ, các nhà sản xuất không buộc phải thực hiện bất cứ kiểm nghiệm nào hoặc cung cấp bằng chứng rằng sản phẩm đã được một bác sĩ kiểm nghiệm. Vì thế, bạn hãy tìm kiếm tên tổ chức đằng sau các tuyên bố này, thay vì xem tên công ty làm ra sản phẩm.

3. “Allergy-Friendly Fragrance” và “Fragrance-Free” (Hay “Hương thơm không gây dị ứng” và “Không mùi thơm”). Những sản phẩm này có thể được làm từ tinh dầu chứ không phải từ dầu tổng hợp không mùi (vốn có thể gây dị ứng), nhưng cũng chứa các hóa chất như DEA, SLS và màu nhân tạo. “Không mùi thơm” không nhất thiết là chẳng có mùi hương, mà có thể nó chứa mùi thơm tổng hợp để lấn át mùi của các thành phần hóa chất khác.

4. “Nontoxic” (“Không độc”). Cụm từ này không có nghĩa là sản phẩm không có chất độc, hoặc là vô hại. Mà nó chỉ ra rằng sản phẩm này là một sự thay thế an toàn hơn một số thành phần độc hại khác, và việc dùng nó sẽ không gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe. Nhưng, không có quy định cụ thể nào của chính phủ hoặc các tiêu chuẩn chính thức nào cho thuật ngữ này.

5. “Chiết xuất từ…”, chẳng hạn sản phẩm có ghi “Chiết xuất từ dầu dừa” là thuật ngữ lừa dối, bởi để tạo ra cocamide DEA từ dầu dừa, người ta cần dùng đến DEA – một hóa chất tổng hợp sinh ung thư. Vì thế, nó chẳng còn tự nhiên hay là an toàn nữa.

6. “Không chứa…”. Chẳng hạn, một chất khử mùi có ghi “Không CFCs”. Thực chất, CFCs (hay Chloro-fluorocarbons ) đã bị cấm từ năm 1978, vì thế sản phẩm nào chứa chất này sẽ là bất hợp pháp.

Hoặc giả một loại kem khẳng định “Không Parabens”, nhưng lại thay thế bằng Phenoxethanol, mà theo tiêu chuẩn an toàn Mỹ, chất này hấp thụ qua da (ở hàm lượng 100%) và có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Kem bôi da và sữa tắm trẻ em thường chứa ở mức 1%. Liệu điều đó có khiến nó an toàn?

7. “Được chứng nhận xanh”. Thuật ngữ “xanh” áp dụng cho một sản phẩm có lợi cho môi trường hoặc không gây hại cho môi trường. Nhưng Hiệp hội tiêu chuẩn quốc tế (ISO) cho rằng nó quá mơ hồ và không có nghĩa. Vì thế, hãy tìm kiếm những con dấu có giá trị cho điều đó, ai chứng nhận cho việc này?

8. “Natural” (hay “Tự nhiên”). Từ này có thể khiến bạn hiểu rằng sản phẩm là “từ thiên nhiên”, trong khi thực tế không phải vậy. Một công ty có nhãn hàng lớn khẳng định “100% tự nhiên” trên nhãn kem dưỡng ẩm của mình nhưng sử dụng chất hoạt tính bề mặt tổng hợp, chất bảo quản và dầu thơm. Khi đó nó không còn “rất tự nhiên” nữa. Tuy nhiên, không phải tất cả các sản phẩm “tự nhiên” đều xấu. Hãy kiểm tra bản tiêu chuẩn tự nhiên của các sản phẩm chăm sóc cá nhân.

9. “Organic” (hay “Hữu cơ”). Một vài nhãn hàng lớn ghi “hữu cơ” nhưng lại chứa rất ít hoặc không hề có thành phần hữu cơ. Một công ty dầu gội khẳng định sản phẩm của họ tạo ra một “trải nghiệm hữu cơ thật sự”, tuy nhiên lại chứa sodium lauryl sulfate, propylene glycol và mầu D&C, là những hóa chất tổng hợp có nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Một nghiên cứu từ Trung tâm Sức khỏe Môi trường Mỹ đã tìm thấy vài sản phẩm hóa mỹ phẩm bị dán nhãn “hữu cơ” sai như vậy.

10. “Được làm từ…”. Chẳng hạn, sản phẩm ghi “Được làm từ hoa oải hương”, hoặc “Làm từ chanh nguyên chất” có thể chỉ chứa 1% các thành phần đó, và phần còn lại là chất tổng hợp. Hoặc “Được làm từ tinh dầu” có thể chỉ chứa 1-2 giọt tinh dầu tốt. Hãy tìm kiếm làm lượng ghi trên nhãn để chắc chắn.

Vậy đấy, để tìm được sản phẩm ưng ý, bạn hãy đọc kỹ các thành phần ghi trên nhãn, học cách tránh các hóa chất. Thuận An

 Nguyễn Đình Sinh, Hội viên HVHNT Bình Định, giảng viên Đại học Qui Nhơn xin tặng bạn đọc bài thơ BỐN MÙA MÃI YÊU để cùng thưởng thức:

 Nguyễn Đình Sinh. BỐN MÙA MÃI YÊU

Xuân sang. Nụ biếc hoa ngời

Hạ về. Trái ngọt lả lơi đầu cành

Thu vàng. Vàng rực nắng hanh

Đông. Gom góp nhựa, hẹn dành năm sau

Bốn mùa… yêu đến bạc đầu

Mùa chim làm tổ… mùa cau trĩu buồng.

NĐS

Hiện tại, bạn đang ở một trang của BLOG Nguyễn Đình Sinh, Hội viên Hội VHNT Bình Định, giảng viên Đại học Qui Nhơn. Nếu bạn muốn về trang chủ của BLOG, bạn nhấp chuột vào mũi tên bên trái phía trên cùng của trang này. Tại trang chủ, hay tại trang này, nếu bạn muốn xem tiếp, bạn nhấp chuột vào một trong các chữ bên lề phải của từng Chuyên mục về: Thơ, Tình yêu và hôn nhân, Tin tức, Sức khỏe Muốn xem chi tiết cách sử dụng BLOG, bạn vào Phòng khách hay mục: Giới thiệu ở trên đầu cùng của mỗi trang mà bạn đang đọc, sẽ có hướng dẫn cụ thể.

Mời các bạn ghé thăm để giao lưu, trao đổi, làm quen… Lần sau, nếu muốn vào BLOG, bạn vào Google, ở mục Tìm kiếm bạn gõ: Nguyễn Đình Sinh hay nguyendinhsinh/ sẽ xuất hiện  Nguyễn Đình Sinh có gạch chân ở trên cùng và bạn nhấp chuột vào đó, hoặc bạn gõ: nguyendinhsinh.wordpress.com sẽ ra trang chủ. 

 Chúc bạn luôn có nhiều niềm vui mới và thành đạt trong cuộc sống !

(Wish you always have a new joy and success in your life !).

 BÀI 17. Cô gái Quảng Nam-Ngọc Mai-27 tuổi cũng mắc bệnh ‘hóa bà lão’. BÀI 16. Mẫu da Phượng được đưa sang Mỹ xét nghiệm- BÀI 15- Báo nước ngoài viết về cô gái 26 tuổi hóa bà lão. Bài 12. Báo Anh chẩn bệnh cho cô gái hóa bà già- BÀI 13. Chẩn bệnh cô gái hóa bà lão- BÀI 14. Cô gái hóa bà lão có thể sinh con bình thường?  Video clip về: Hành trình biến đổi gương mặt cô gái hóa bà lão. 

BÀI MỘT: Căn bệnh lạ đã biến Phượng-cô gái 26 tuổi ở Bình Phước “bỗng dưng” thành bà cụ già trên 70 tuổi.

Ảnh:
Mới 27 tuổi mà chị Ngọc Mai như người già. Ảnh: Minh Nhật. Cô gái Quảng Nam cũng mắc bệnh ‘hóa bà lão’

 

Chị Phượng trước (ảnh trái) và sau khi bị bệnh. Ảnh: HOTSPOT MEDIA.  Chị Phượng  (26 tuổi) có gương mặt một bà lão 70 tuổi, trên cơ thể phụ nữ trẻ trung-Từ một cô gái xinh tươi, chị Phượng 26 tuổi bỗng chốc biến thành bà lão già hom hem 


Chị Phượng (26 tuổi), với da bàn tay căng như da phụ nữ cùng trang lứa, bên người chồng (33 tuổi) Ảnh: Xuân Bình. “Chỉ mặt và từ phần bụng trở lên da cứ chảy xệ xuống, nhăn nheo như một phụ nữ đã có nhiều con, mặc dù em chưa có con”-chị P nói.
Thông tin một cô gái 26 tuổi, sau một thời gian tự dùng thuốc chữa dị ứng đã “biến” thành một “bà cụ trên 70 tuổi”, thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới y khoa. Dù còn nhiều nhận định khác nhau, nhưng có điểm khá chung là hầu hết các bác sĩ (BS), chuyên gia đều xác định trường hợp này rất lạ và không phải do hội chứng lão hóa sớm!

Hay tin chị Phượng đến Bình Phước mưu sinh, chiều 2.10, PV Thanh Niên đến Bù Đốp gặp vợ chồng chị. Trong CMND, thông tin đầy đủ của chị là: Nguyễn Thị Phượng, sinh ngày 2.1.1985 tại Giồng Trôm, Bến Tre. Chồng chị là Nguyễn Thanh Tuyển, sinh ngày 9.1.1978, tại Mỏ Cày (Bến Tre).

Theo lời chị Phượng, vào năm 2007, trong một lần ăn hải sản, chị bị nổi nhiều mụn nhỏ ngứa ngáy khắp người. Do không có nhiều tiền nên vợ chồng chị không dám đến bệnh viện (BV) khám, mà chỉ vào nhiều tiệm thuốc Tây mô tả lại những triệu chứng bệnh rồi nói họ bán thuốc đem về nhà uống. “Uống thuốc Tây được một tháng thì bệnh có bớt ngứa nhưng mề đay vẫn nổi trên cơ thể. Thấy vậy, tôi chuyển qua khám và mua thuốcNamvề uống. Uống được 7 tháng thì ngứa và mề đay không còn, nhưng da chảy xệ xuống và nhăn nheo”, chị Phượng nhớ lại. Nghe nhiều người mách bảo, vợ chồng chị Phượng chuyển sang uống thuốc Bắc để chữa da, nhưng uống cả tháng bệnh vẫn không thuyên giảm. Từ đó đến năm 2009, chị không uống thêm bất cứ loại thuốc nào nữa. Hỏi chị uống loại thuốc gì, mua ở đâu thì cả hai vợ chồng đều lắc đầu không nhớ.

Chị Phượng năm 15 tuổi (chụp từ CMND) Ảnh: Xuân Bình

Tuy vậy, chị Phượng cho biết chân và bàn tay chị da dẻ vẫn bình thường, hồng hào và căng như một phụ nữ ngoài đôi mươi. “Chỉ mặt và từ phần bụng trở lên da cứ chảy xệ xuống, nhăn nheo như một phụ nữ đã có nhiều con, mặc dù em chưa có con”, chị Phượng nói và cho biết tóc vẫn đen, mượt như con gái, răng còn rất tốt và chưa rụng cái nào, mắt sáng rõ, trí não vẫn nhớ bình thường, không có bất kỳ biểu hiện nào bệnh lý của người già…Tại Bến Tre, PV Thanh Niên gặp ông Lý Văn Hồng, cậu chị Phượng, sống ở tổ 2, ấp 6, thị trấn Giồng Trôm. Ông Hồng khẳng định chị Phượng sinh đúng năm 1985 và biểu hiện già lão khác thường của chị gia đình biết từ năm 2009, nhưng người ngoài không biết do chị luôn bịt mặt khi tiếp xúc. Còn ông Lê Văn Thiệm, Trưởng ấp 6, xác nhận có biết Phượng khi là thiếu nữ rất xinh xắn. Cách nay 3 năm, khi gặp ông vẫn nhận ra chị dù có thấy biểu hiện bệnh trên người chị khá rõ như da sần sùi, mặt sưng sưng…

Chị Phượng còn nói thêm: “Kinh nguyệt của em vẫn bình thường như bao người phụ nữ ngoài hai mươi khác”.

“Thủ phạm” có thể là corticoid!

BS Võ Thị Bạch Sương, bộ môn Da liễu trường Đại học Y Dược TP.HCM, nói: “Có thể đây là một trong những ca hiếm hoi, không phải hội chứng lão hóa sớm (hội chứng này xuất hiện từ lúc nhỏ, chứ không phải đến tuổi trưởng thành rồi “già” đột ngột như trường hợp của Phượng) mà tác nhân là do tác dụng phụ của thuốc. Bệnh nhân có thể đã dùng corticoid một thời gian dài không đúng, từ Tây y đến Đông y, vì rất nhiều trường hợp cơ sở Đông y trộn tân dược corticoid và trong thuốc tễ, dẫn đến biến chứng do corticoid. Đó là mặt sưng to, làm tăng thể tích da đột ngột, làm rạn da vùng bụng”. BS Bạch Sương nói thêm, khi tăng thể tích da một cách đột ngột, da bị giãn ra làm đứt các thớ đàn hồi dưới da, tạo ra những vết rạn và làm cho da bị chùn, nhão, từ đó hình thành nên những nếp nhăn sớm, chảy xệ, trông mặt người trẻ rất đỗi già nua…

Tương tự, PGS-TS Nguyễn HoàiNam, giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM, cũng nhận định: “Trường hợp của Phượng có thể là hậu quả của việc dùng thuốc corticoid, hoặc sản phẩm có chứa corticoid không đúng. Theo bệnh trạng như lời Phượng kể, chắc chắn thuốc người ta cho Phượng uống có corticoid. Nếu sử dụng corticoid lâu dài sẽ dẫn đến hội chứng Cushing – mặt to tròn, căng ra y như mặt trăng. Việc ngưng dùng thuốc corticoid đột ngột rất nguy hiểm. Với thuốc này, tùy trường hợp, nếu đã dùng một thời gian dài BS sẽ cho giảm liều từ từ, rồi mới ngưng hẳn. Việc dùng không đúng, sau hội chứng Cushing là hậu quả suy tuyến thượng thận. Corticoid làm cho da căng mỏng, rồi teo, da chùn lại, nhăn nheo, đưa đến các rối loạn sắc tố”, ôngNamnói.

BS Tăng Hà Nam Anh, Trưởng khoa Chấn thương – chỉnh hình, BV Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) cũng phân tích: “Chắc chắn đây không phải là hội chứng lão hóa sớm. Nếu là hội chứng lão hóa sớm thì các cơ quan nội tạng khác cũng lão hóa. Ở Phượng, tóc hãy còn đen và chắc chắn chụp X-quang sẽ cho thấy hệ xương khớp không bị lão hóa. Trường hợp này rất có thể là do biến chứng bởi corticoid, tổn thương chính ở vùng da, khiến da nhăn nheo”.

Mong có tiền chữa bệnh cho vợNăm 2010, vợ chồng chị Phượng đến ấp 1, xã Thanh Hòa, huyện Bù Đốp (Bình Phước) mưu sinh, hiện đang thuê một căn nhà gỗ làm nơi tá túc. Hằng ngày, anh Tuyển làm thợ trong xưởng mộc, còn chị làm công nhân lựa hạt điều, thu nhập mỗi tháng hai vợ chồng khoảng 3 triệu đồng. “Cuộc sống còn khó khăn, vợ chồng tôi chưa dám sinh con. Mong muốn của chúng tôi hiện nay là có nhà hảo tâm hoặc bác sĩ nào giúp chữa khuôn mặt vợ tôi được bình thường lại thì tốt biết mấy”, anh Tuyển tâm sự. (Xuân Bình)
Cần được đánh giá tổng thểBS Huỳnh Huy Hoàng, BV Da liễu TP.HCM cho rằng: “Trường hợp của Phượng rất lạ, diễn tiến lão hóa rất nhanh ở một người đã trưởng thành là lần đầu tiên tôi nghe. Đây không phải là hội chứng lão hóa sớm. Lâu nay có nhiều trường hợp bị biến chứng, bị hội chứng Cushing bởi corticoid vào viện nhưng chưa thấy ai bị già như trường hợp này”.TS-BS Đỗ Trung Quân, chuyên gia về nội tiết – chuyển hóa của BV Bạch Mai (Hà Nội), lưu ý: “Cần xác định xem trường hợp này có bị dị ứng thuốc, dị ứng các chất lạ nào hay không. Vì dị ứng đôi khi cũng gây nên những tác động rất xấu lên da, khiến da sần sùi, khô, nhăn nheo làm cho hình thức bên ngoài bị già đi. Để biết được nguyên nhân, bệnh nhân cần được khám, xác định có bị nhiễm độc hay không, do chất nào”.Theo BS Yên Lâm Phúc, Học viện Quân y, dị ứng thuốc khó có thể gây tốc độ già hóa nhanh chóng như chị Phượng. Bác sĩ Phúc cho rằng có thể chị Phượng mắc một căn bệnh rối loạn nội tiết hay gien nào đó, nhưng cũng có thể do một căn bệnh mới mà chưa từng được ghi nhận. “Trường hợp này cần được đánh giá tổng thể và cẩn thận trước khi đưa ra bất kỳ một quyết định can thiệp y học nào”, bác sĩ Phúc nói.

Thanh Niên

 BÀI HAI. Cô gái 26 tuổi bỗng hóa bà lão

Ngứa da mặt, chỉ sau 4 năm, cô gái từng làm xiêu lòng bao chàng trai ở Bến Tre bỗng biến dạng với gương mặt nhăn nheo trông như bà lão. Các bác sĩ chưa xác định nguyên nhân bệnh, song thế giới đã từng biết vài trường hợp người bị lão hóa sớm.

Các bác sĩ chuyên khoa da liễu và y học cổ truyền tại TP HCM nói vớiVnExpress.net rằng chưa thể xác định “bà lão” Nguyễn Thị Phượng, 26 tuổi mắc bệnh gì, song chắc chắn đây là hiện tượng chưa từng thấy tại ViệtNam.

Phượng kể lấy chồng năm 2006, một năm sau cô bắt đầu xuất hiện triệu chứng ngứa da mặt và da tay.

“Có sẵn bệnh dị ứng khi ăn hải sản nên khi ngứa da mặt da tay, tôi mua thuốc chống dị ứng uống nhưng vẫn không khỏi, uống thuốc đông y cũng không hết bệnh”, Phượng nói. Chỉ khoảng sau 2 tháng phát bệnh, cô từ một cô gái xinh đẹp duyên dáng đã thay đổi rất nhiều ở gương mặt và đôi cánh tay, càng uống thuốc thì mặt và tay càng đỏ, nổi sần nhiều hơn.

4 năm sau khi những triệu chứng ban đầu xuất hiện, Phượng đã không thể nhận ra được chính mình bởi da mặt chảy xệ, nhăn nheo như bà lão 80. Tình trạng lão hóa chỉ xảy ra ở gương mặt và cổ, các vùng khác trên cơ thể vẫn bình thường, kinh nguyệt đều đặn.

“Tôi không dám soi gương, ra đường phải mang khẩu trang vì tôi còn già hơn cả những người tôi gọi bằng bà. Bà con họ hàng lo nhưng ai cũng nghèo nên không có tiền giúp chữa trị. May mà ông xã chung tình vẫn luôn yêu thương”, Phượng nói bằng chất giọng trong trẻo của một cô gái trẻ.

Mặc cảm và cuộc sống ở Bến Tre cũng chỉ làm mướn làm thuê, giữa năm 2010, vợ chồng chuyển về Bù Đốp, tỉnh Bình Phước lập nghiệp. Chồng làm thuê, vợ bóc vỏ hạt điều kiếm sống qua ngày. Câu chuyện về người con gái xinh đẹp ở Giồng Trôm bỗng hóa thành bà lão tưởng như chỉ bà con hàng xóm mới biết thì những ngày gần đây, Phượng đi khám dạ dày và được một bác sĩ phát hiện bệnh cảnh.

Sáng nay, cô gái từ Bình Phước trở về Giồng Trôm để chuẩn bị đến TP HCM tìm cách chữa trị.

Cô gái tên Phượng năm 21 tuổi. Ảnh: Nguyễn Hoàng
Cô gái tên Nguyễn Thị Phượng năm 21 tuổi. Ảnh: Nguyễn Hoàng

Trao đổi với VnExpress.net, bác sĩ Lê Hoàng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền TP HCM cho biết, đây là lần đầu tiên ông biết trường hợp như bệnh nhân Phượng. Các bác sĩ phải thực hiện nhiều kiểm tra, xét nghiệm thì mới biết được bệnh nhân mắc bệnh gì.

“Có thể cô ấy mắc một chứng bệnh lạ và ngứa da chỉ là giai đoạn đầu của bệnh chứ không phải uống thuốc trị dị ứng da rồi bị lão hóa”, ông Sơn nói. Hầu hết các loại thảo dược hiện nay đều không gây kích ứng và biến chứng lão hóa.

Cùng khẳng định chưa nghe trường hợp biến dạng da trong thời gian ngắn như vậy, bác sĩ Vũ Hồng Thái, Giám đốc Bệnh viện Da liễu TP HCM cho biết phải thăm khám mới biết chắc chắn bệnh nhân có bệnh liên quan đến da liễu hay không.

Qua miêu tả của bệnh nhân, hầu hết các bác sĩ chuyên khoa nội tiết, da liễu, lão khoa tại TP HCM đều nghĩ rằng đây không phải là bệnh lão hóa như thế giới từng có trường hợp xảy ra, bởi lẽ những ca trẻ hóa thường có độ tuổi rất nhỏ.

Năm 2004, các nhà khoa học Anh đã giải mã được căn bệnh lão hóa ở trẻ, còn gọi là Progeria hay còn gọi là Hội chứng già trước tuổi Hutchinson-Gilford. Thủ phạm là một đột biến ở gene Lamin A.

Bệnh nhân không phát bệnh vào lúc mới sinh mà phải 18 tháng sau đó mới có các triệu chứng của tuổi già, như còi cọc, da nhăn nheo, mặt nhỏ, quai hàm to gần bằng đầu, bị hói vào lúc 4 tuổi, cơ quan nội tạng rệu rã và thường tử vong ở tuổi 13-14 vì những bệnh của người già như bệnh tim và đột quỵ.

Chiều cao của trẻ không quá 1m và chỉ nặng khoảng 13-15 cân. Tuy nhiên, trẻ mắc căn bệnh này thường có trí thông minh trên mức bình thường. Trên thế giới, cứ khoảng 4 triệu người thì có một người mắc phải chứng Progeria. Khoảng 40 trường hợp như vậy đã được ghi nhận.

 Harry 11 tuổi và mẹ. Ảnh:
Harry 11 tuổi và mẹ. Ảnh: Samedifference.

Harry Crowther, người Anh, 11 tuổi bị chứng lão hóa sớm không điển hình (Atypical Progeria Syndrome), khiến cơ thể già đi nhanh hơn bình thường gấp 5 lần. Từ năm lên một, da Harry bắt đầu trở nên nhăn nheo và khuôn mặt thay đổi. đến khi Harry lên 7 tuổi, các bác sĩ mới xác nhận chính xác đây là bệnh gì. Cậu thường xuyên bị những cơn đau do viêm khớp hành hạ, da Harry bắt đầu mỏng lại, các xương ở ngón tay và xương đòn thì mòn đi vì quá trình lão hóa diễn ra sớm hơn bình thường. Người lớn tuổi nhất mắc thể bệnh này sống được đến 26 tuổi.

 Bé Zoey Penny. Ảnh:
Bé Zoey Penny. Ảnh: Myfoxny.

Trường hợp điển hình mắc bệnh là một bé gái 7 tháng tuổi trông đã như cụ già, đó là bé Zoey Penny ởNew Jersey, Mỹ, được coi là người trẻ nhất trên thế mới mắc chứng lão hóa sớm.

Theo Foxnews, trên thế giới, 65 triệu người mới có một người mắc căn bệnh này. Những trẻ mắc bệnh này có tốc độ lão hóa nhanh gấp 7-10 lần so với những đứa trẻ bình thường và phần lớn đều chết trước khi bước vào tuổi vị thành niên.

Cao Lâm

Nguyễn Đình Sinh, Hội viên Hội VHNT Bình Định, giảng viên Đại học Qui Nhơn xin tặng các bạn bài thơ THIÊN THẦN BÉ NHỎ để cùng thưởng thức, chúc cho chị Phượng sớm chữa khỏi bệnh và 2 anh chị Tuyển- Phượng sẽ mãi hạnh phúc bên nhau:

 Nguyễn Đình Sinh. THIÊN THẦN BÉ NHỎ

 Anh mãi là biển biếc

Cho thuyền em rong khơi

 Có khi nào đơn côi

Nơi phương trời xa lạ

Em hãy nhớ đến ta

Dõi theo từng ngọn sóng.

 Em là ánh hoàng hôn

Lấp lánh trên đại dương

Thoảng lời ru tình ái

Để anh say giấc nồng.

 Em là vầng trăng tỏ

In sóng nước long lanh

Là thiên thần bé nhỏ

Thắp sáng tâm hồn anh.

NĐS

BÀI BA. Thêm 2 người bệnh lạ ở miền Tây

Báo Thanh Niên ra ngày 3.10 có thông tin về trường hợp người phụ nữ 26 tuổi, quê tỉnh Bến Tre, bị lão hóa như một bà già. Ngoài trường hợp trên, ở miền Tây cũng còn vài trường hợp mắc bệnh lạ: một người đàn ông hóa trẻ và một thanh niên hóa già.

+ Tuổi 50 mang gương mặt trẻ thơ

Nếu nhìn vóc dáng trẻ thơ của ông Đỗ Quí Dân, cao khoảng 90 cm, ngụ ấp Phú Đa, xã Vĩnh Bình, H.Chợ Lách (Bến Tre), khó ai tin đấy là người đã 50 tuổi. Nhà ông Dân đông anh em, vóc dáng, sức khỏe mọi người đều bình thường, duy chỉ có ông Dân đã từng ấy tuổi vẫn mang khuôn mặt trẻ thơ. Tới nay, gia đình cũng không hiểu được ông bị bệnh gì. Lúc chào đời, Dân cân nặng 2,5 kg phát triển, sinh hoạt như bao trẻ bình thường khác. Nhưng tới năm 12 tuổi, Dân ăn gì, uống gì cũng không lớn được, gương mặt theo năm tháng vẫn “trẻ mãi không già”. Lúc Dân 15 tuổi, lên công an huyện làm CMND, nhân viên đọc tên, thấy đứa trẻ bước vào, ai cũng ngỡ ngàng, tưởng nhầm nên gọi tên Dân nhiều lần.


Ông Dân đã 50 tuổi nhưng nhìn như đứa trẻ – Ảnh: Thanh Dũng

Dân được gia đình đưa đi khám ở nhiều nơi. Các bác sĩ khẳng định anh không phải bị nhiễm chất độc da cam, cũng không giống những người bị bệnh lùn hay trẻ mang bệnh down. Sau đó, do cuộc sống khó khăn nên gia đình đành chấp nhận “bệnh lạ” của Dân. Từ ngày mang bệnh, gương mặt Dân luôn lơ ngơ như người thiếu ngủ. Dân rất nhút nhát, mặc cảm, thấy người lạ thì tránh xa. Quanh năm ông chỉ chơi đùa với trẻ em cùng xóm. Khi lũ trẻ lớn lên ông lại chơi cùng tốp trẻ khác.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Mai – Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Vĩnh Bình cho biết, nhiều đoàn từ thiện về khám bệnh, gia đình đưa ông đến, họ cũng không rõ ông bệnh gì. Theo chị Mai xác nhận, gia đình ông Dân nghèo, ông không làm được việc nặng được nên cuộc sống phụ thuộc vào mẹ già đã bước sang tuổi 70.

++ Lão hóa sớm

Trước đó, Báo Thanh Niên cũng từng thông tin về trường hợp Nguyễn Thanh Hiền (ngụ ấp Hòa Hưng 1, xã Thạnh Quới, H.Long Hồ, Vĩnh Long), mới 17 tuổi nhưng nhìn hom hem như cụ già 80. Hiền rất yếu, đi vài bước đã té ngã. Năm anh 15 tuổi, đi làm giấy CMND, công an huyện lúng túng vì đây là lần đầu gặp trường hợp quá lạ.


Hiền khi 15 tuổi đã trông như cụ ông – Ảnh: Thanh Dũng

Cha ruột Hiền là ông Nguyễn Văn Hai nói, lúc sinh ra, Hiền bụ bẫm, cân nặng 3,2 kg. Gần 1 tuổi, Hiền phát bệnh, gương mặt nhanh chóng già đi, tay chân nhăn nheo như một ông lão. Lo lắng, hoảng sợ, ông Hai đưa con đi khám và điều trị, tốn kém không kể xiết nhưng bệnh Hiền không giảm. Các bác sĩ tại TP.HCM chẩn đoán Hiền bị hội chứng “già trước tuổi”. Những đứa trẻ bị bệnh này đều đi đứng, nói được, nhưng hầu hết đều mất ở tuổi 13. So với những người cùng cảnh ngộ, trường hợp của Hiền bất hạnh hơn vì Hiền không nói được, không đi đứng được nhưng lại sống thọ hơn.

       Bài BỐN: Bệnh viện Hoàn Mỹ giúp chị Phượng điều trị miễn phí “bệnh già”Sau khi đọc bài Giới y học nói về căn bệnh “bỗng dưng già” của người phụ nữ 26 tuổi đăng trên Báo Thanh Niên ngày 3.10, bác sĩ (BS) Nguyễn Hữu Tùng – Tổng giám đốc hệ thống Bệnh viện (BV) Hoàn Mỹ đã liên hệ với PV và cho biết, thông qua BáoThanh Niên, BV Hoàn Mỹ sẽ tiếp nhận chị Nguyễn Thị Phượng về BV tại TP.HCM, từ đó, Hoàn Mỹ sẽ làm đầu mối tập trung các nhà chuyên môn đầu ngành thuộc nhiều lĩnh vực cùng nhau hội chẩn để có hướng tìm ra nguyên nhân, cách điều trị cho chị Phượng. Tất cả những chi phí về xét nghiệm, chụp chiếu làm cho bệnh nhân, cũng như tiền giường… phía BV Hoàn Mỹ sẽ hỗ trợ. Theo BS Tùng, có thể trường hợp của chị Phượng không “lạ”, nhưng do lâu nay chị chưa đến một BV chuyên khoa nào để được khám, chẩn đoán, điều trị, mà chủ yếu là tự mua thuốc chữa trị cho mình.Tại Bình Phước, sáng qua Thanh Niên cũng đã theo chân chị Phượng đến chỗ làm ở Cơ sở chế biến hạt điều Kim Chi để tìm hiểu thêm về cuộc sống hiện tại của chị. Ông Nguyễn Văn Trắng, chủ cơ sở cho biết: “Ban đầu tôi cũng không tin vào mắt mình, trông Phượng cứ như bà già 70 tuổi. Ở tuổi 45 của tôi nếu ra đường không biết nhau, chắc chắn tôi gọi Phượng bằng… bác”. Theo ông Trắng, thu nhập từ tiền công lao động của chị Phượng hiện nay khoảng 700.000 đồng/tháng.

Về phía chính quyền địa phương, ông Nguyễn Công Thành – Chủ tịch UBND xã Thanh Hòa, H.Bù Đốp (Bình Phước) nói: “Trước mắt chính quyền địa phương sẽ giới thiệu cho chị Phượng vào một DN nào đó làm việc để có thu nhập ổn định. Đồng thời tạo điều kiện cho chị Phượng nhập hộ khẩu ở địa phương. Sau đó, đưa gia đình chị vào diện nghèo để hàng tháng có tiền hỗ trợ”.


Chị Phượng (bên trái) đang lựa hạt điều tại Cơ sở chế biến hạt điều Kim Chi – Ảnh: Xuân Bình

Xuân Bình – Thanh Tùng- Thanh Dũng

 BÀI NĂM. Cô gái biến thành bà lão: Có thể trẻ lại. Bác sĩ Hoàng Văn Minh đã khám bệnh chị Nguyễn Thị Phượng (cô gái 26 tuổi biến thành bà lão) và chẩn đoán chị mắc bệnh tế bào vón, khả năng phục hồi 50-70% gương mặt lão hóa.

 
Vợ chồng chị Phượng trở về quê Giồng Trôm (Bến Tre) chiều 4-10 thăm bà con, hàng xóm trước khi đi trị bệnh – Ảnh: Viễn Sự

Đây là chẩn đoán ban đầu của các bác sĩ chuyên khoa da liễu sau khi cùng PV Tuổi Trẻ đến tận nhà bệnh nhân ở Bến Tre thăm khám trực tiếp chiều 4-10.

Hơn 15g ngày 4-10, bác sĩ Hoàng Văn Minh – trưởng phòng khám da liễu Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, và bác sĩ Nguyễn Thanh Sơn – phụ trách phòng khám da liễu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bến Tre – cùng các PV Tuổi Trẻ có mặt tại nhà chị Nguyễn Thị Phượng ở Giồng Trôm, Bến Tre.

1. Đó là bệnh tế bào vón. Tại đây, bác sĩ Hoàng Văn Minh đã hỏi kỹ từng vấn đề liên quan đến bệnh tình của chị Phượng. Tiếp đó, bác sĩ Minh đã thực hiện nghiệm pháp Darrier bằng cách dùng bút bi khều hơi mạnh lên một số vùng da trên gương mặt. Ngay lập tức, vùng da bị khều đỏ lên và sưng ra, sau đó mờ dần và xuất hiện cục sưng nề trên mặt da. Điều này thể hiện dấu hiệu dương tính của bệnh Mastocytose, hay còn gọi là bệnh tế bào vón. Sau đó, chị Phượng được đưa vào buồng riêng để các bác sĩ thăm khám và xem xét kỹ các vùng da ở chân, nách, bụng, bẹn, lưng… Qua thăm khám thực tế cho thấy khởi đầu chị Phượng có nổi mề đay với biểu hiện là những nốt đỏ, ngứa trên da. Những nốt đỏ, ngứa này xuất hiện nhiều khi ăn hải sản. Chị Phượng tự đi chữa, uống thuốc được một thời gian thì bớt, rồi tái phát nhiều lần. Sau đó mới chuyển qua uống thuốc đông y thì trên mặt và một số vị trí trong cơ thể bị sưng phù lên, căng tròn và sau đó xuất hiện các đường nứt ở tay, chân, nách, bẹn. Sau một thời gian da của chị Phượng mới từ từ nhão ra và mặt bị già đi.

Theo bác sĩ Minh, khi khám ông thấy mặt chị Phượng có biểu hiện bị sưng, nếp nhăn da thấy rất rõ, nổi hẳn lên và vẫn còn ngứa. Ngoài ra, trước đây cứ khoảng một tháng chị Phượng còn có những đợt bị tiêu chảy. Mỗi khi bị tiêu chảy mặt và tay bị đỏ lên. Từ những dấu hiệu lâm sàng này, bác sĩ Minh chẩn đoán bệnh nhân có đầy đủ dấu hiệu của bệnh tế bào vón. Về vấn đề da bị nhão, chùng, các đường nứt da ở chân, bụng, bẹn, nách…, theo bác sĩ Minh, có thể do tác dụng phụ của loại thuốc bệnh nhân uống có chứa corticoide trước đây. Những biểu hiện này thật ra chỉ là những dấu hiệu đi kèm, còn bệnh chính vẫn là tế bào vón.

 
Bác sĩ Hoàng Văn Minh, trưởng phòng khám da liễu Bệnh viện Đại học Y dược, khám da mặt chị Phượng – Ảnh: VIỄN SỰ

2. Có thể phục hồi 50-70% gương mặt lão hóa. Bác sĩ Minh cho biết bệnh tế bào vón thường gặp ở trẻ em và rất hiếm gặp ở người lớn. Tế bào vón có hai dạng bệnh là: dạng da đơn thuần và dạng bệnh hệ thống. Nếu là dạng bệnh hệ thống thì bệnh thường là ác tính, có thể làm ảnh hưởng đến tủy xương và bệnh nhân có thể chết sớm. Chị Phượng thuộc bệnh dạng da đơn thuần nên có tiên lượng điều trị tốt, nếu được giải quyết sớm sẽ bớt bệnh và trong một số trường hợp còn có thể thoái bệnh tự nhiên. Theo bác sĩ Minh, với bệnh tế bào vón ở người lớn cách đây 7-8 năm ông có gặp một trường hợp ở Bệnh viện Da liễu TP.HCM. Tuy nhiên, bệnh nhân này rơi vào trường hợp dạng bệnh ác tính nên sau đó tử vong.

Bác sĩ Hoàng Văn Minh là bác sĩ chuyên khoa 1, có nhiều công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học về nhiều bệnh lý khó liên quan đến bệnh da liễu được đăng tải trên các tạp chí y khoa trong và ngoài nước. Ông là thầy của nhiều bác sĩ trẻ.

Bệnh tế bào vón tuy hơi khó điều trị nhưng vẫn còn có thể đáp ứng được và giúp bệnh nhân dễ chịu lại. Ngay cả bệnh bao tử, bệnh đường tiêu hóa của chị Phượng cũng nằm trong bệnh cảnh tế bào vón. Vì tế bào vón tiết ra chất kháng histamine. Trong đó histamine thuộc nhóm 1 sẽ gây ra ngứa ngáy, phù nề, sẩn phù, nổi mề đay ngoài da; histamine thuộc nhóm 2 sẽ gây ra bệnh đường tiêu hóa. Chị Phượng có biểu hiện lâm sàng đầy đủ của histamine nhóm 1 và 2, nếu sử dụng thuốc cho cả kháng histamine nhóm 1 và 2 sẽ giải quyết phần nào sự phù nề giống như lão hóa da trên gương mặt. Trao đổi với Tuổi Trẻ về mong muốn của chị Phượng được điều trị khỏi bệnh và giúp làm trẻ lại gương mặt như độ tuổi thật, bác sĩ Minh cho biết việc đầu tiên là phải giải quyết vấn đề dị ứng vì hiện nay chị vẫn còn biểu hiện dị ứng. Dấu hiệu của bệnh tế bào vón thể hiện qua những vùng mặc đồ chật da vẫn còn bị nổi đỏ, một số nơi trên da vẫn còn những nốt sẩn phù. Ở những vùng da bị rạn nứt, chùng giãn sẽ hơi khó điều trị và chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Khả năng điều trị chỉ có thể giải quyết được 50-70% gương mặt lão hóa của chị. Trong tương lai nếu có những laser tốt có thể bắn điều trị những vết nhăn đó bớt được.  Việc phẫu thuật căng da mặt, cắt bỏ da thừa do bị sưng phù có thể giúp làm trẻ lại gương mặt của chị Phượng? Bác sĩ Minh khẳng định việc này không cần thiết vì đây là bệnh có thể chữa bằng phương pháp nội khoa. Nếu có áp dụng thì áp dụng ở những vùng da nhăn dưới chân, tay. Còn với mặt của chị Phượng thì không cần thiết vì bệnh lý vẫn còn đỏ, sưng khi khều. Qua khám lâm sàng, bác sĩ Minh khẳng định hơn 90% chị Phượng bị bệnh tế bào vón. Tuy nhiên ông còn băn khoăn chưa biết ngoài bệnh này, chị Phượng còn bị kèm thêm bệnh gì khác nữa không. Vì vậy để có chẩn đoán xác định, chị Phượng cần phải làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu và sinh thiết da tìm kiếm thêm bệnh khác có thể đi kèm để xử lý điều trị tốt hơn. LÊ THANH HÀ

“Tôi chỉ mong khỏi bệnh, sống bình thường”. Chiều 4-10, hàng trăm người dân hiếu kỳ đã tập trung trước ngôi nhà lá của chị Nguyễn Thị Phượng ở thị trấn Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre để nhìn rõ hơn khuôn mặt chị.Chị Cẩm Hồng, hàng xóm của chị Phượng, cho biết dân ở đây nghèo, bình thường bỏ ra 3.000 đồng mua báo đã xót, nhưng hôm nay ai cũng tranh nhau mua báo đọc. Chị Hồng kể hồi trước chị Phượng đẹp nhất nhì thị trấn. Nhưng nhiều người thấy chị Phượng khác trước quá còn nghi ngờ không phải là Phượng. “Tụi tui là hàng xóm của nó mấy chục năm, giờ ai tới nó cũng gọi tên rành mạch từng người thì sao nó là Phượng giả được” – chị Hồng nói tiếp.Mẹ mất từ khi Phượng mới 6 tuổi, ba lập gia đình riêng, Phượng ở với bà ngoại từ nhỏ trong ngôi nhà mướn ở thị trấn Giồng Trôm. Hai bà cháu làm đủ thứ nghề để kiếm sống. Cách đây ba tháng bà ngoại mất, Phượng từ Bình Phước về đưa tang bà, chị khóc ngất để rơi khẩu trang nên nhiều người mới biết bệnh tình của chị. “Chứ trước đó nó về thăm ngoại suốt nhưng toàn bịt khẩu trang nên không ai biết. Ba tháng trở lại đây tui thấy mặt Phượng có thêm nhiều nếp nhăn và có vẻ già thêm”- chị Hồng cho biết.Chiều 4-10, một số cán bộ của Công an huyện Giồng Trôm cũng đã đến nhà chị Phượng, yêu cầu chị làm bản tường trình về tình trạng sức khỏe của mình. Trung tá Đinh Xuân Thắng – phó đội phụ trách công an xã, Công an Giồng Trôm – cho biết công an huyện muốn nắm rõ tình hình nhằm trấn an, dẹp bỏ những thông tin sai lệch hoặc những tin đồn nhảm nhí, mê tín nếu có. Vì hiện tại lượng người hiếu kỳ tập trung quanh nhà chị Phượng khá đông khi hay tin chị trở về và báo chí đăng suốt mấy ngày qua.Hay tin có bác sĩ từ TP.HCM xuống thăm khám, vợ chồng chị Phượng rất mừng. Chị Phượng nói: “Tôi rất vui vì không ngờ mình nghèo khổ vầy mà lại được mọi người quan tâm nhiều vậy. Nhưng thú thực lúc này tinh thần tôi không được ổn định. Đông người tới nhà dòm ngó quá cứ như mình là người ngoài hành tinh làm tôi thấy hơi mặc cảm. Giờ tôi chỉ cầu mong sao chữa khỏi bệnh để sống cuộc đời bình thường như tất cả mọi người”. TÂM LỤA – VIỄN SỰ
BÀI 6. Cô gái hóa bà lão nghi bị bệnh ‘tế bào vón’

Nguyễn Thị Phượng – cô gái 26 tuổi có gương mặt bỗng hóa bà lão, được bác sĩ trưởng phòng khám da liễu Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM Hoàng Văn Minh đến tận nhà trực tiếp khám, chẩn đoán mắc chứng tế bào vón.

Theo bác sĩ Minh, bệnh tế bào vón rất hiếm gặp ở người lớn. Có hai dạng bệnh tế bào vón gồm da đơn thuần và dạng hệ thống. Ở dạng hệ thống, bệnh có thể làm tổn thương tủy xương, người bệnh tử vong sớm.Đây là bệnh khó điều trị. Trường hợp chị Phượng, theo bác sĩ Minh nếu đúng là bệnh da đơn thuần thì cơ hội điều trị vẫn có thể.

Hôm 4/10, bác sĩ Minh đã trực tiếp đến nhà chị Phượng ở huyện Giồng Trôm, Bến Tre, ở thăm khám ban đầu.

Trao đổi với VnExpress.net, bác sĩ Hoàng Văn Minh cho biết: “Bước đầu khám cho cô ấy, tôi nghi ngờ bệnh nhân bị chứng tế bào vón, tuy nhiên cần có các xét nghiệm cụ thể mới xác định chính xác và xem liệu Phượng có thêm bệnh gì khác hay không”, bác sĩ Minh nói.

Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM sẽ là nơi tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị Phượng. Bác sĩ Minh chính là người phụ trách việc điều trị.

Cũng theo bác sĩ Minh, bước đầu, chị Phượng sẽ được ưu tiên thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán để tìm nguyên nhân gây bệnh, trước khi tính đến các biện pháp tạo hình khắc phục gương mặt lão.

Sáng nay cô gái có gương mặt bà lão này đã quyết định chiều nay hoặc sáng mai sẽ từ quê nhà là Giồng Trôm, Bến Tre, lên TP HCM để khám tại Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM.

“Mấy hôm nay sức khỏe tôi không tốt lắm, nhưng vui vì nhận được sự quan tâm của nhiều người. Phượng mong các bác sĩ sẽ tìm được nguyên nhân bệnh và chữa trị”, cô nói.

Xung quanh ca bệnh hiếm gặp khiến bệnh nhân bị già hóa gương mặt này, một số bác sĩ, dược sĩ phỏng đoán rằng nguyên nhân có thể do bệnh nhân đã dùng nhiều Corticoid. Song cũng có nhiều ý kiến khác thận trọng cho rằng cần có các xét nghiệm chuyên sâu mới khẳng định bệnh.

Tiến sĩ Tạ Văn Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu các rối loạn chuyển hóa – đái tháo đường cho rằng để chẩn đoán bệnh cần có sự kết hợp đánh giá của nhiều chuyên ngành. Việc phỏng đoán nguyên nhân theo ông cũng phải hết sức thận trọng.

Chị Phượng bắt đầu có triệu chứng ngứa da mặt và nổi sẩn đỏ từ 4 năm trước, uống thuốc đông y một thời gian gương mặt chị Phượng dày lên và già dần. Đến năm nay, gương mặt từ cổ trở lên trông như một bà lão còn cơ thể vẫn bình thường ở tuổi 26. Chị đã lập gia đình, vợ chồng đưa nhau từ Bến Tre lên Bình Phước lập nghiệp. Cao Lâm

BÀI BẢY. Cô gái bị lão hóa có thể trẻ lại

Các chuyên gia da liễu tại Hà Nội cho rằng bệnh già lão gương mặt của chị Nguyễn Thị Phượng, 26 tuổi ở Bến Tre, có thể chữa trẻ lại được. Song da sẽ không được mịn màng như cũ, có thể tái phát và phải chăm sóc kỹ.
Hiện chị Phượng chỉ mới được bác sĩ Hoàng Văn Minh, trưởng phòng khám da liễu bệnh viện Đại học y dược TP HCM thăm khám, chẩn đoán ban đầu mắc bệnh tế bào vón. Dự kiến chị Phượng chiều nay hoặc sáng mai sẽ từ quê nhà lên TP HCM để chữa trị tại bệnh viện Đại học y dược.

Năm 2007, chị Phượng thấy ngứa da mặt và tay. Vốn hay bị dị ứng khi ăn hải sản, chị mua thuốc chống dị ứng về uống nhưng không khỏi. Hai tháng sau, gương mặt và hai cánh tay bỗng ngày càng đỏ, nổi sẩn. Đến nay, cô gái 26 tuổi này trông như bà lão 80 bởi da mặt chảy xệ, nhăn nheo.

Xung quanh ca bệnh khiến nhiều người tò mò này, các bác sĩ cũng có thêm những nhận định khác.

 
Hình ảnh chị Nguyễn Thị Phượng năm 21 tuổi. Ảnh: Nguyễn Hoàng
 àds
Chị Phượng hiện tại (26 tuổi) với làn da mặt và cổ nhăn nheo như bà già. Ảnh: Nguyễn Hoàng.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trường, Trung tâm dị ứng – miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho biết trường hợp của chị Phượng rất lạ và hiếm gặp. Tuy nhiên, ông từng khám và chữa cho một số bệnh nhân có hiện tượng bị lão hóa một vùng da (chủ yếu là da tay, chân hay vùng khác trên cơ thể chứ không phải mặt) với biểu hiện như: trông qua thì da nhăn nheo, già nua, khi sờ thấy da vùng này không mềm mại mà cứng, dày sừng, có vết lõm sâu (như da xác ướp). Đây thường được gọi là hiện tượng lằn cổ trâu, là hậu quả của bệnh dị ứng mãn tính và việc bệnh nhân chà xát, gãi quá nhiều.

Ông Trường cho rằng, chắc chắn trường hợp của chị Phượng không phải là lão hóa sớm hay tác dụng phụ của việc lạm dụng corticoit. “Lão hóa sớm sẽ phải kèm nhiều triệu chứng khác. Còn nếu do dùng nhiều corticoit thì sẽ phải có biểu hiện toàn thân chứ không chỉ một vùng cơ thể”, ông nói. Tuy nhiên, theo ông, việc lạm dụng thuốc chứa corticorit trong trường hợp này có thể là một nguyên nhân khiến bệnh cảnh nặng thêm.

Bác sĩ cho biết thêm, trong trường hợp nếu đúng việc lão hóa da mặt, cổ của chị Phượng là do chị bị dị ứng mãn tính; thì bệnh nhân có thể hồi phục nếu được điều trị đúng phác đồ, loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng.

“Tất nhiên, khi không được thăm khám trực tiếp thì chưa thể đưa ra bất cứ kết luận gì về trường hợp hiếm gặp này”, ông Trường nói.

Nói về hiện tượng lão hóa bất thường, tiến sĩ Nguyễn Viết Lượng, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, Viện Bỏng quốc gia tại Hà Nội cho biết, về y văn có 2 dạng. Một là lão hóa sớm, già trước tuổi do gene di truyền. Ở dạng này, người bệnh có biểu hiện ngay từ khi còn nhỏ, 5 tuổi nhưng trông như người 20-30 tuổi, đến khi họ thực sự bước vào tuổi 20-30 thì đã trông như người già. Thường những người này không sống quá 30 tuổi vì tuổi thọ bị rút ngắn.

Dạng thứ 2 như trường hợp của chị Phượng ở Bến Tre là do bệnh lý. Từ bé bệnh nhân hoàn toàn bình thường, gần đây da mặt mới nhăn nheo chảy xệ.

“Chưa được khám trực tiếp nên tôi chỉ có thể phỏng đoán, khả năng lớn là bệnh nhân bị bệnh lý tế bào vón. Có thể cơ thể tăng tiết histamin quá nhiều để chống lại dị ứng mới gây phù nề, cộng thêm có sẵn bệnh dị ứng khi ăn hải sản. Ngoài ra cũng không loại trừ đó có thể là hậu quả do loại thuốc mà bệnh nhân đã uống”, tiến sĩ Lượng nói.

Cũng theo ông, bệnh này chẩn đoán bệnh không khó, dựa vào biểu hiện lâm sàng, cộng thêm làm một vài xét nghiệm. Bệnh có thể chữa được. Tuy nhiên để có thể trở lại hoàn toàn bình thường như trước đây là điều rất khó, vì kể cả khi chữa cho hết phù thì da cũng không được mịn màng. Như vậy sẽ phải mất thời gian để chăm sóc da về sau.

Theo tiến sĩ Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), với trường hợp này, các bác sĩ có thể can thiệp được về mặt thẩm mỹ, căng da mặt toàn bộ giúp bệnh nhân loại bỏ các vết nhăn, chảy xệ. Tuy nhiên, việc này chỉ hiệu quả khoảng 60% và tình trạng “lão hóa” da của bệnh nhân có thể tái phát sớm bởi chưa chữa được tận gốc bệnh.

“Việc phẫu thuật tạo hình chỉ là giải quyết cái ngọn, điều cần làm là tìm căn nguyên gây ra tình trạng trên để tìm cách hữu hiệu và lâu dài hơn”, bác sĩ Sơn nói. Minh Thùy – Nam Phương

Bài 8. Cô gái bị biến thành bà lão đang chọn bệnh viện

Sau khi liên lạc với chị Nguyễn Thị Phượng qua điện thoại, phóng viên VietNamNet biết được hiện tại chị vẫn chưa quyết định chính xác sẽ lên TP.HCM chữa bệnh vào ngày nào.

Ngay bản thân chị Phượng cũng còn đang đắn đo, lựa chọn bệnh viện để được điều trị một cách tốt và hiệu quả nhất.
Chưa đưa ra con số cụ thể về chi phí cho việc điều trị bệnh của chị Phượng, nhưng theo bác sĩ Hoàng Văn Minh, Trưởng khoa Da Liễu – Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, sẽ phải tốn rất nhiều tiền bạc và bệnh nhân cũng như bác sĩ cần kiên trì trong một thời gian dài.

Bác sỹ Hoàng Văn Minh là người đã trực tiếp xuống Bến Tre khám cho nữ bệnh nhân trên.

Khẳng định với Báo điện tử VietNamNet sáng 6/10, bác sỹ Minh cho hay, cô gái 26 tuổi không phải bị lão hóa do uống thuốc dị ứng mà có tiền căn bị bệnh vón tế bào trước đó.

 
Sau khi liên lạc với chị Nguyễn Thị Phượng qua điện thoại, phóng viên VietNamNet biết được hiện tại chị vẫn chưa quyết định chính xác sẽ lên TP.HCM chữa bệnh vào ngày nào – Ảnh: Tuổi Trẻ

Ngay chính bản thân bác sĩ Minh trong suốt mấy chục năm công tác cũng chỉ mới gặp phải một trường hợp như vậy nhưng đã cách đây tới 8 năm.

Bệnh nhân đó cũng bị bệnh vón tế bào nhưng ở thể ác tính và đã tử vong ngay khi ấy.

Theo thông tin mới nhất từ bác sĩ Minh, chị Phượng sẽ chính thức được ông điều trị trực tiếp tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM.
Ngay khi chị nhập viện, bác sĩ Minh dự tính sẽ cho làm các cận lâm sàng, giải phẫu bệnh để tìm rõ nguyên nhân gây bệnh.
Tiên lượng về khả năng phục hồi của bệnh nhân, bác sĩ Minh nói: “Sau khi điều trị nội khoa mặt của bệnh nhân sẽ được cải thiện sưng phù. Những phần cơ, da nhăn nheo trên cơ thể người bệnh sẽ được dùng laser trị liệu, nhưng hồi phục rất khó. Đối với trường hợp này, phẫu thuật thẩm mỹ không có tác dụng”.
Trả lời câu hỏi của phóng viên VietNamNet về việc dùng thuốc dị ứng của chị Phượng trước đó có phải là nhân tố gây bệnh không, bác sĩ Minh trả lời: “Thuốc có chứa corticoide có thể gây ra tác dụng phụ như rạn da mà thôi, chứ không phải là nguyên nhân khiến chị Phượng trở nên như vậy”.
Như báo chí đã thông tin về chị Nguyễn Thị Phượng, 26 tuổi, ngụ tại thị trấn Giồng Trôm, huyện Giồng Trôm (Bến Tre), cách đây 4 năm đang là một cô gái trẻ đẹp bỗng dưng mắc bệnh lạ khiến bề ngoài trông như một bà lão.
Theo chị Phượng, chị bắt đầu xuất hiện triệu chứng nói trên kể từ sau khi mua thuốc điều trị bệnh dị ứng về dùng.

Tuy nhiên, cách đây vài ngày, sau khi tận mắt thăm khám, bác sĩ Minh cho rằng chị Phượng mắc phải một căn bệnh xưa nay hiếm.

Được biết, bệnh vón tế bào là bệnh vô cùng hiếm gặp, nếu mắc thì cũng thường thấy ở trẻ em nhiều hơn. Tế bào vón có hai dạng bệnh là đơn thuần và dạng bệnh hệ thống. Nếu là dạng hệ thống thì bệnh thường là ác tính, có thể làm ảnh hưởng đến tủy xương gây tử vong.
Dấu hiệu của bệnh tế bào vón thể hiện qua những vùng mặc đồ chật da vẫn còn bị nổi đỏ, một số nơi trên da vẫn còn những nốt sẩn phù. Bệnh gây ra các vùng thâm nhiễm dưới da…
Chị Phượng bị bệnh tế bào vón nhưng ở thể đơn thuần nên tiên lượng tốt và khả quan hơn.

Thanh Huyền

BÀI 9. Xét nghiệm để truy bệnh cô gái hóa thành bà lão

Vừa đến TP HCM trưa nay, Nguyễn Thị Phượng – cô gái 26 tuổi có gương mặt bỗng hóa bà lão đã được các bác sĩ Bệnh viện ĐH Y dược tiến hành lấy mẫu máu và da để thực hiện xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh.
Bác sĩ Hoàng Văn Minh, Trưởng phòng Khám Da liễu Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM cho biết, bệnh nhân đã các bác sĩ lấy mẫu máu, mẫu da để thực hiện những xét nghiệm.

“Kết quả xét nghiệm hy vọng sẽ có vào đầu tuần sau. Ngay khi có kết quả, chúng tôi sẽ tiến hành hội chẩn gồm các chuyên khoa nội tiết, dị ứng, tiêu hóa và da liễu. Hội đồng sẽ kết luận nguyên nhân gây bệnh và đưa ra hướng điều trị cụ thể cho bệnh nhân”, bác sĩ Minh nói.

Bác sĩ Minh một lần nữa cho rằng căn cứ vào phản ứng da và chứng tiêu chảy của bệnh nhân, ông nghĩ đến 90% chị Phượng mắc chứng tế bào vón.

Bệnh tế bào vón hiếm gặp ở người lớn. Có hai dạng gồm dạng biểu hiện trên da đơn thuần và dạng hệ thống. Ở dạng hệ thống, bệnh có thể làm tổn thương tủy xương gây tử vong nhanh. Trường hợp chị Phượng, có thể là dạng da đơn thuần, theo bác sĩ Minh.

Ngoài bệnh tế bào vón, ông Minh cũng cho rằng, nguyên nhân khác khiến da mặt chị Phượng trông như bà lão có thể do biến chứng của corticoid – bởi chị này có dùng corticoid trong quá trình tự điều trị.

Khá mệt vì vừa đi xe từ Giồng Trôm, Bến Tre về TP HCM đã vào khám ngay, vừa phải “trốn” những người hiếu kỳ luôn muốn xem mặt, song chị Phượng cho hay mình thực sự xúc động khi được các bác sĩ và nhiều người quan tâm giúp đỡ.

“Em hy vọng lần này các bác sĩ sẽ giúp em tìm được bệnh và điều trị thành công”, bệnh nhân này nói.

Để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân, trong thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm, chị Phượng được đưa đến khu điều trị nội trú của bệnh viện và có thể lưu lại đây cho đến khi chữa xong.

Lấy chồng năm 2006, một năm sau Nguyễn Thị Phượng từ một cô gái xinh xắn bắt đầu thấy ngứa da mặt sau mỗi lần ăn hải sản. Gương mặt sưng nề, nổi sần nhiều hơn sau khi chị dùng thuốc đông y để chữa vì nghĩ mình bị nóng gan. Năm 2010, sau 3 năm bịt mặt bằng khẩu trang, ngại hàng xóm biết chuyện gương mặt mình biến dạng, chị Phượng cùng ông xã đến Bình Phước sinh sống cho đến nay.

Thiên Chương

BÀI MƯỜI. Lòng chung tình của chồng cô gái hóa thành bà lão

Nghe vợ gọi “ông xã ơi vào phòng khám cùng em, một mình em sợ”, người đàn ông 34 tuổi đặt vội hành lý xuống ghế chờ chạy vào trong. Nắm bàn tay Phượng, anh nhìn sâu vào gương mặt nhăn nheo của vợ rồi bảo: “Có anh đây, em cứ yên tâm”.

Cử chỉ của đôi vợ chồng tại phòng khám Da liễu, Bệnh viện ĐH Y dược chiều 7/10, khiến những người chứng kiến phải xúc động. Một người không kiềm được cảm xúc đã thốt lên: “Tuyển ơi, anh đúng là người chồng tốt”.

Trở lại băng ghế chờ, thấy nhiều người nhìn mình, Nguyễn Thành Tuyển – chồng của cô Nguyễn Thị Phượng, 26 tuổi có gương mặt một bà lão – cười và nói: “Vợ yêu của tôi là vậy đấy, rất hay làm nũng, lúc nào cũng muốn có chồng một bên”.

Câu chuyện từ những ngày đầu quen nhau đến khi Phượng mắc bệnh rồi biến dạng gương mặt đã được anh Tuyển tâm sự cùng VnExpress.net.

 
Anh Nguyễn Thành Tuyển, chồng Phượng, ân cần yêu thương chăm sóc vợ tại bệnh viện ở TP HCM, như ngày cô còn xinh đẹp. Ảnh: Thiên Chương

Mối lương duyên bắt đầu từ những ngày giữa tháng 4 năm 2006, khi chàng thanh niên 28 tuổi, nhân viên tiếp thị cho một hãng nước rửa chén, thi thoảng ghé qua một quán nước tại Mỏ Cày, Bến Tre, nghỉ trưa. Ở đó anh quen Phượng, cô phục vụ quán 21 tuổi, được trai làng đồn nhau là “hoa khôi của huyện”.

“Lúc bấy giờ ngoài tôi, Phượng còn được rất nhiều chàng trai theo đuổi tán tỉnh, thế nhưng gần một năm tìm hiểu, cuối cùng cô ấy đã chọn tôi. Nghe em đồng ý làm vợ, tôi mừng còn hơn trúng số. Không có tiền làm đám cưới, Phượng vẫn chấp nhận về nhà tôi làm vợ hiền dâu ngoan. Nào ngờ chỉ một năm sau, cô ấy lâm bệnh”, Tuyển kể.

Nghe vợ nói bị ngứa da mặt, thường nổi mề đay mỗi khi ăn đồ biển, không có còn đi Sài Gòn chữa trị, gom tiền lương còm, Tuyển chạy mọi nơi tìm thuốc. Tiền không nhiều, nghe đồn có một thầy đông y rất giỏi, anh mua thuốc về sắc cho vợ uống. Tuy nhiên bệnh tình không giảm mà còn nặng hơn.

“Thấy vợ như vậy, tôi lo và thương lắm. Nhất là mỗi sáng Phượng nhìn vào gương than da mặt mình ngày càng xấu. Còn bao nhiêu tiền, tôi dốc hết vào mua thuốc, song cũng chỉ một năm thì không thể cố gắng được nữa bởi hãng kẹo mà cô ấy làm ế hàng, bản thân tôi cũng không kiếm được bao nhiêu. Khi ấy, tôi chỉ còn biết ôm vợ và tỏ rõ lòng mình, rằng ‘dù em thế nào anh cũng yêu em'”, người chồng rưng rưng kể.

Từ ngày ngừng uống thuốc, da mặt Phượng già đi nhanh chóng, thấy vợ quanh năm suốt tháng trùm kín mặt, gặp ai cũng không dám nói chuyện vì ngại, Tuyển bàn với bà xã về Bình Phước sinh sống.

“Quyết định xa quê của vợ chồng Phượng khi con bé bị bệnh và lại không có tiền khiến mọi người trong nhà ai cũng lo lắng nhưng Tuyển đã thuyết phục rằng, nó muốn đi xa là vì thương vợ mặc cảm nên cuối cùng người lớn cũng phải chịu theo”, một người cậu của Phượng kể chen vào.

Cuộc sống ở Bình Phước không khá hơn về vật chất bởi chồng đi làm mộc, vợ bóc vỏ hạt điều, mỗi tháng tổng thu nhập chưa đến 2 triệu đồng lại phải ở nhà mướn, nhưng nó lại giúp hai vợ chồng nghèo thoải mái hơn về mặt tinh thần. Bởi lẽ, hàng xóm, những người chưa từng biết Phượng trước đây, không tò mò dè bỉu về gương mặt bệnh tật của cô.

“Không ít người thắc mắc tại sao tôi lại sống và yêu thương một người có gương mặt bà già. Nhưng ai nói gì thì nói, tôi vẫn yêu Phượng như lúc cô ấy còn xinh đẹp. Tình cảm này không bao giờ thay đổi. Với Phượng, tôi chỉ thấy thương vì cô ấy bệnh chứ chưa bao giờ chê chán hay nghĩ rằng mình sẽ bỏ để lấy người khác”, Tuyển tâm sự.

Nói về ông xã, cô gái trẻ với gương mặt bà lão nghi do bệnh tế bào vón, bẽn lẽn thổ lộ: “Với em, anh ấy là số một. Anh ấy rất dễ thương, lúc nào cũng động viên an ủi em. Tuyển chính là niềm lạc quan của em để chống lại bệnh tật”.

Phượng cho biết, ngày xưa cô có rất nhiều người đàn ông đẹp trai giàu có theo đuổi, nhưng lý do cô chọn Tuyển là vì anh trầm tính, hiền từ và nghiêm túc. Cô cho rằng lần ấy mình đã lựa chọn không sai.

“Em có tính hay ghen, khi thấy gương mặt mình ngày càng già, cái ghen lại càng nổi lên bởi mặc cảm. Em rất sợ chồng bỏ mình để quen người khác. Nhưng Tuyển đã khóc. Anh ấy lo cho em từng li từng tí. Gương mặt của em khiến người khác khó biết được cảm xúc, nhưng anh ấy biết ngay. Hễ thấy em buồn là lập tức tìm cách chọc em cười”, Phượng nói.

Khi được hỏi “trong lúc này đây, khi nằm viện chờ được chữa bệnh, Phượng ước ao gì”, cô gái 26 tuổi mang gương mặt bà lão trả lời ngay mà không suy nghĩ: “Em ước mặt mình trẻ không phải vì muốn mình xinh đẹp mà để bù đắp cho chồng. Dù biết anh ấy không bỏ nhưng em vẫn muốn chồng hạnh phúc hơn”.

Còn Tuyển, ngoài việc đắn đo không biết vợ chữa trị trong bao lâu, thời gian ấy lấy gì mà ăn, điều anh mong muốn lớn nhất là vợ khỏi đau nhức vì phù nề. “Nhan sắc phục hồi hay không, không quá quan trọng. Tôi chỉ muốn vợ mình bình an. Sau khi chữa lành, chúng tôi muốn làm đám cưới. Tôi muốn vợ mình cũng được một lần mặc áo cô dâu như những người vợ khác”, chồng Phượng khẳng định.

Vợ chồng anh Tuyển đang chờ điều trị ở Bệnh viện 30/4, số 9, Nguyễn Chí Thanh, quận 5. Các bác sĩ đang xét nghiệm để xác định bệnh trước khi đưa ra hướng điều trị. Độc giả muốn giúp đỡ có thể gửi đến tài khoản của Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM: Ngân hàng TMCP ngoại thương VN – chi nhánh 5 – TP HCM, số tài khoản 0071000577701. Khi chuyển tiền, xin ghi rõ trong phần nội dung: “Ủng hộ bệnh nhân Nguyễn Thị Phượng”. Thiên Chương

BÀI MƯỜI MỘT. Hành trình biến đổi gương mặt cô gái hóa bà lão

Nguyễn Thị Phượng – cô gái 26 tuổi có gương mặt bà lão nghi do bệnh tế bào vón, thuở 16 vốn rất xinh xắn dịu dàng. Gương mặt rạng rỡ của thanh nữ tuổi 21 bắt đầu có triệu chứng ngứa, thay đổi dần, da chảy xệ nhăn nheo già lão. Bạn đọc nhấp chuột vào Mã ở dưới đây, sẽ có đoạn video clip. Nếu bạn muốn trở lại xem BLOG tiếp, mời dùng trỏ bấm vào mũi tên ở phía trên-bên trái trang. 

http://vnexpress.net/gl/doi-song/cau-chuyen-cuoc-song/2011/10/hanh-trinh-bien-doi-guong-mat-co-gai-hoa-ba-lao-1/

Bài 12. Báo Anh chẩn bệnh cho cô gái hóa bà già

Trường hợp của chị Nguyễn Thị Phượng (26 tuổi) bỗng nhiên chỉ sau 4 năm đã biến thành bà già hom hem được tờ Daily Mail chẩn đoán rằng chị mắc chứng lipodystrophy.

Hôm qua (13/10) tờ Daily Mail đăng tải bài viết có tựa đề: “Trường hợp kỳ lạ, phụ nữ 26 tuổi biến thành 73 chỉ trong vài ngày” nói về chị Nguyễn Thị Phượng ở thị trấn Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Theo tờ Daily Mail, chị Nguyễn Thị Phượng lập gia đình với anh Nguyễn Thanh Tuyền (sinh năm 1978) từ năm 2006, một năm sau khi lấy chồng, chị đã có những triệu chứng ngứa da mặt và da tay. Sau một thời gian tự dùng thuốc chữa dị ứng, chị Phượng từ một phụ nữ trẻ đẹp đã “biến” thành một bà lão với khuôn mặt nhăn nheo.

 
Vợ chồng chị Phượng trên tờ Daily mai

Báo này cho rằng trường hợp của chị Phượng có thể là do mắc phải hội chứng lipodystrophy. Đây là một hội chứng rất hiếm gặp gây ra bởi một lớp mô mỡ nằm dưới da mặt bị phân hủy trong khi làn da vẫn tự phát triển với tốc độ nhanh. Căn bệnh này không có phương pháp chữa trị và khiến làn da của bệnh nhân chảy xệ, hàng loạt nếp nhăn xuất hiện. Hiện, trên thế giới, chỉ có khoảng 2.000 người được chẩn đoán mắc hội chứng này.

Ngoài ra theo đánh giá, chị Phượng cũng có mắc hội chứng phát phì. Hiện tượng này xảy ra khi một người có nồng độ hormone gọi là cortisol quá cao trong máu. Các triệu chứng thường gặp như tăng cân, khuôn mặt béo tròn vì lớp mỡ phát triển và làn da sẽ mỏng đi. Bệnh này thường xuất hiện như một tác dụng phụ của quá trình điều trị với corticosteroid. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 5 lần nam giới với độ tuổi khoảng từ 25 đến 40.

Về căn bệnh của chị Phượng, đến nay các chuyên gia trong nước vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh. Theo BS Võ Thị Bạch Sương, bộ môn Da liễu trường Đại học Y Dược TP.HCM: “Có thể đây là một trong những ca hiếm hoi, không phải hội chứng lão hóa sớm (hội chứng này xuất hiện từ lúc nhỏ, chứ không phải đến tuổi trưởng thành rồi “già” đột ngột như trường hợp của Phượng) mà tác nhân là do tác dụng phụ của thuốc” – báo Thanh niên dẫn lời. 

Bệnh nhân có thể đã dùng corticoid một thời gian dài không đúng, từ Tây y đến Đông y, vì rất nhiều trường hợp cơ sở Đông y trộn tân dược corticoid và trong thuốc tễ, dẫn đến biến chứng do corticoid. Đó là mặt sưng to, làm tăng thể tích da đột ngột, làm rạn da vùng bụng”. 
Bác sĩ Hoàng Văn Minh – trưởng phòng khám da liễu Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM chẩn đoán sơ bộ tình hình bệnh của chị Phượng và cho biết trên Tuổi trẻ: Chị Phượng có dấu hiệu dương tính của bệnh Mastocytose, hay còn gọi là bệnh tế bào vón.
Theo bác sĩ Minh, khi khám ông thấy mặt chị Phượng có biểu hiện bị sưng, nếp nhăn da thấy rất rõ, nổi hẳn lên và vẫn còn ngứa. Ngoài ra, trước đây cứ khoảng một tháng chị Phượng còn có những đợt bị tiêu chảy. Mỗi khi bị tiêu chảy mặt và tay bị đỏ lên. Từ những dấu hiệu lâm sàng này, bác sĩ Minh khẳng định hơn 90% chị Phượng bị bệnh tế bào vón

Cũng theo bác sĩ Minh, bệnh tế bào vón có 2 dạng bệnh là: dạng da đơn thuần và dạng bệnh hệ thống. Chị Phượng thuộc dạng bệnh thứ nhất nên khả năng chữa khỏi rất cao, gương mặt có thể phục hồi 50-70%.
Dự kiến trong một vài ngày tới, hội đồng chuyên môn gồm các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành của TP.HCM sẽ có kết luận chính xác về bệnh tình cụ thể của chị Phượng.
Mẫn Chi (tổng hợp)

BÀI 13. Hôm nay chẩn bệnh cô gái hóa bà lão

Hôm nay (11/10), Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM sẽ mời các chuyên gia đầu ngành đến để hội chẩn bệnh cho cô gái 26 tuổi có gương mặt của một bà lão 70.

Nhiều ngày nay, thông tin xung quanh căn bệnh lão hóa sớm của chị Nguyễn Thị Phượng (26 tuổi, thị trấn Giồng Trôm, Bến Tre) đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của giới chuyên gia và dư luận. Sau khi lấy mẫu máu, da để làm xét nghiệm, dự kiến ngày hôm nay (11/10), Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM sẽ có buổi hội chẩn cùng các chuyên gia hàng đầu để đánh giá chính xác nguyên nhân, tìm ra phương pháp chữa trị căn bệnh hiếm mà chị Phượng đang mắc phải.

Từ một cô gái xinh tươi, chị Phượng bỗng chốc biến thành bà lão già hom hem

Sau khi có kết luận nguyên nhân gây bệnh, chị Phượng sẽ được điều trị ở Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM. Theo đánh giá của các bác sĩ, nếu đúng chị Phượng bị bệnh tế bào vón thì việc điều trị không quá khó khăn, các phần da bị nhão có thể hồi phục được đến 70%. Bệnh nhân Phượng sẽ được kết hợp điều trị giữa nội khoa và ngoại khoa. Thuốc dùng chạy chữa cho chị Phượng sẽ được Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM cấp miễn phí.
Chị Phượng bị ngứa da mặt như dị ứng từ năm 2007 và đã mua thuốc điều trị bệnh dị ứng về dùng. Chỉ một năm sau đó, mặt của chị bị nổi mề đay và nổi sần. Uống thuốc đông y không khỏi, không có tiền chữa trị, chị đành phó mặc bệnh tật. Bốn năm sau khi phát bệnh, gương mặt của chị Phượng trông như một bà lão.
Hiện chị Phượng được bố trí ở nội trú tại Khoa liên kết – Bệnh viện 30/4. Chứng kiến sự chăm sóc ân cần của anh Nguyễn Thành Tuyển (chồng chị Phượng) với người vợ bệnh tật không ai không khỏi xúc. Khi biết gia cảnh của anh Tuyển – chị Phượng, ai cũng cảm phục tình yêu thương của anh chị. Hơn một năm sau khi đồng ý làm vợ anh Tuyển, chị Phượng bỗng dưng phát bệnh. Gom góp số tiền mà mình tích góp được từ khi đi làm, anh đã cố gắng mua đủ hết các loại thuốc để chạy chữa cho vợ. Thế nhưng, bệnh của chị Phượng lại ngày càng nặng hơn. Lo lắng cho khuôn mặt xinh xắn của vợ đang hàng ngày bị biến dạng, anh Tuyển đã dốc hết tiền của để cố gắng chạy chữa cho vợ nhưng cũng chỉ kéo dài được hơn một năm thì hết tiền. Không có tiền chữa trị, hai vợ chồng đành buồn tủi phó mặc cho số phận nghiệt ngã.
Từ ngày ngừng uống thuốc, da mặt chị Phượng già đi nhanh chóng. Thấy vợ quanh năm suốt tháng trùm kín mặt vì ngại, anh Tuyển đã quyết định đưa vợ tới Bình Phước để sinh sống.

Dù biết vợ bệnh tật, xấu xí, nhưng anh Tuyển vẫn hết lòng yêu thương, chăm sóc vợ và lúc nào cũng chỉ lo làm vợ buồn, suy nghĩ. “Lúc nào trong trái tim tôi chỉ có hình bóng của vợ mà thôi. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ bỏ vợ, đi lấy người khác khi nhìn thấy vợ đang ngày càng giá đi, nhăn nheo như thế này. Tôi luôn thương yêu, giúp đỡ, động viên vợ giống như lúc cô ấy còn xinh đẹp như ngày đầu tiên. Việc này sẽ không bao giờ thay đổi”, người chồng chung thủy tâm sự trên VTC News. Thu Hằng (Tổng hợp)

BÀI 14. Cô gái hóa bà lão có thể sinh con bình thường?

Người ta vẫn đang tranh cãi nhau về cô gái 26 tuổi sau 5 năm điều trị bệnh dị ứng bỗng già đi như một bà lão 70. Có đúng đây là bệnh tế bào vón hay do tác dụng phụ của thuốc corticoid? Thực tế, có nhiều người lão hóa, biến thành đàn ông… vì dùng thuốc corticoid.

1. Có người tăng 2 – 3kg/ngày
PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn, giám đốc Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội nhấn mạnh, để chẩn đoán chính xác chị Nguyễn Thị Phượng (ở Giồng Trôm, Bến Tre) bị lão hóa mặt do đâu cần phải có các chẩn đoán sinh thiết da, di truyền, gen học, tầm soát trên toàn bộ cơ thể, các bệnh ác tính để tìm nguyên nhân.
Tuy nhiên, tiền sử bệnh nhân có 5 năm điều trị dị ứng và thuốc Nam nên có thể là do dị ứng thuốc corticoid và nhiều thuốc khác. Các thuốc này chứa các chất tiềm ẩn kích thích gây lão hóa, tổn thương ở da, có thể nghĩ đến bệnh tế bào vón dạng tại chỗ. Thực tế, trường hợp như chị Phượng thì tại Trung tâm chưa gặp, nhưng có rất nhiều trường hợp do dùng corticoid, toàn thân tăng cân nhanh, mỗi ngày tăng 2 – 3kg, có người từng bộ phận, người xuất hiện mọng nước sau đó xẹp đi và lão hóa nhanh. Có trường hợp nữ 37 tuổi sau 8 năm dùng corticoid mọc ria mép và lông phát triển như nam giới…
2. Không thể hồi phục như trước
Với chị Phượng, có thể nghĩ tới một bệnh lý khác, tiềm ẩn sẵn có mà bản thân chị không biết, cho đến khi corticoid được đưa vào cơ thể và cortioid có thể coi như một chất kích thích cho căn bệnh đó phát triển. Bởi corticoid trên một số cơ địa dị ứng nó nhạy cảm vô cùng. Có người sau uống vài viên thuốc hoặc sau tiêm 1 ống thuốc, 1 – 2 ngày sau tăng đến 2 – 3kg, làm cho huyết áp, đường huyết tăng cao…

Trên một số người rất nhạy cảm, thuốc có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí phát sinh thành bệnh tế bào vón. Bởi tế bào vón (MAST) dạng tại chỗ chỉ có ở trong da, đóng vai trò quan trọng trong dị ứng, gắn vào các vùng da, niêm mạc. Bình thường trong tế bào này chứa nhiều chất trung gian hóa học khi gặp dị nguyên mẫn cảm từ trước hoặc về sau thì cơ thể sinh ra kháng thể ige (kháng thể dị ứng) giải phóng các chất trung gian, gây hậu quả rất ngứa, nổi dị ứng khắp người, tác động các tổ chức dưới da, hoặc toàn thân, xương, gan, lá lách… Do đó, corticoid là tác nhân kích thích mầm bệnh.

PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn cho biết, trường hợp của chị Phượng là tế bào vón cục bộ do biến chứng của corticoid nên có thể điều trị được nhưng rất lâu dài và không thể hồi phục lại như trước. Tuy vậy, dù khuôn mặt già nua, nhưng các bộ phận khác của chị vẫn “trẻ trung” nên chị vẫn có thể sinh con bình thường.
3. “Mặt trăng rằm”
Cùng quan điểm này, TS Trần Văn Khoa, chủ nhiệm khoa Sinh học và Di truyền y học (HVQY) cũng cho rằng, trường hợp chị Phượng có thể là do hậu quả dùng thuốc corticoid không đúng chỉ định (những thuốc mà chị Phượng đã dùng – thuốc Tây y hoặc trong thành phần của thuốc Đông y) gây hội chứng Cushing lúc đầu, rồi sau đó lại là suy vỏ thượng thận khi ngừng thuốc đột ngột (nếu dùng đúng liều, giảm từ từ sẽ ít tác dụng phụ gây “già”). Điều mô tả cũng phù hợp vì chị chỉ biểu hiện “già” ở phần mặt và thân người, còn chân, tay thì bình thường.
PGS.TS Nguyễn Hữu Đức, Đại học Y Dược TPHCM cũng nghi ngờ, sự già hóa dị thường ở chị Phượng là do corticoid. Uống corticoid lâu dài có thể gây hội chứng Cushing, mà một biểu hiện của hội chứng này là “mặt trăng rằm”. Tức bệnh nhân có khuôn mặt sưng phù mọng nước trông như trăng rằm cộng với da mặt đã sần sùi do dị ứng làm dãn da mặt đến độ khi không dùng corticoid nữa, mặt hết mọng nước sẽ gây da nhăn nheo trông như bà già.

“Dược chất corticoid đang có mặt ở hàng trăm loại thuốc và người ta lạm dụng nó chữa rất nhiều bệnh, đặc biệt là chống viêm, dị ứng, giảm đau mà không biết nó có rất nhiều tác hại khôn lường”. PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn (Giám đốc Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội)

(Theo Bee.net.vn)

BÀI 15. Mẫu da cô gái hóa bà lão được đưa sang Mỹ xét nghiệm 16

Thất bại trong lần đầu sinh thiết tế bào da của cô gái bị lão hóa, các bác sĩ Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM vừa lấy lại bệnh phẩm để tái xét nghiệm, đồng thời chuyển mẫu sang Mỹ tìm nguyên nhân gây bệnh.
Các bác sĩ cho biết, sau 10 ngày lấy tế bào da để xét nghiệm, nguyên nhân gây bệnh lão hóa của bệnh nhân Nguyễn Thị Phượng vẫn chưa được xác định vì kết quả sinh thiết không thành công.

 
Với mẫu bệnh phẩm được gửi sang Mỹ giải phẫu bệnh, các bác sĩ hy vọng sẽ tìm được nguyên nhân gây lão hóa cho bệnh nhân 26 tuổi Nguyễn Thị Phượng. Ảnh: Cao Lâm

“Lần này, bệnh nhân tiếp tục được lấy mẫu da để tái sinh thiết. Để không mất thêm thời gian và có thể so sánh kết quả, chúng tôi lấy hai mẩu tế bào da, một xét nghiệm trong nước, một đưa sang Mỹ. Hy vọng trong một tuần nữa sẽ có kết quả”, một bác sĩ Bệnh viện ĐH Y dược cho biết.

Trong thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm, cô gái bỗng dưng bị lão hóa ở tuổi 26 vẫn được chăm sóc tại khu điều trị liên kết của Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM. Bệnh nhân cho biết, sức khỏe của chị khá tốt.

Bắt đầu từ chứng ngứa da mặt, uống thuốc đông y không khỏi, da mặt của chịNguyễn Thị Phượng (Giồng Trôm, Bến Tre) dần lão hóa. 4 năm sau khi phát bệnh, hiện gương mặt của chị trông như một bà lão.

Thăm khám ban đầu, các bác sĩ nghi chị bị bệnh tế bào vón và biến chứng của việc dùng thuốc corticoid. Tuy nhiên để tìm nguyên nhân chính xác gây bệnh phải tiến hành xét nghiệm mẫu da. Sau khi có kết quả, bệnh nhân sẽ được chỉ định hướng điều trị.

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, nếu bệnh nhân bị bệnh tế bào vón, khả năng điều trị lành bệnh là có thể. Khi trẻ hóa phải cần điều trị thẩm mỹ lâu dài.

Trong suốt 4 năm bị bệnh, nhan sắc bị hủy hoại, cô gái trẻ vẫn nhận được sự yêu thương và chăm sóc tận tình từ người chồng. Anh khẳng định vẫn yêu thương vợnhư ngày còn là hoa khôi của vùng quê Giồng Trôm và mong được làm lễ cưới thực sự với Phượng khi cô đã lành bệnh. Hai người sống chung với nhau nhiều năm nay mà vẫn chưa làm lễ thành hôn. Cao Lâm

BÀI 16. Báo nước ngoài viết về cô gái 26 tuổi hóa bà lão

Một loạt báo lớn như tờ The Sun, Telegraph, DailyMail… hôm nay đều đưa tin về chị Nguyễn Thị Phượng (26 tuổi, quê Bến Tre), Chị Phượng đang ở tuổi đôi mươi, được các báo nước ngoài miêu tả là “trông như một cụ bà ngoài 70 tuổi” sau một lần bị ứng với hải sản. Câu chuyện đau lòng này xảy ra năm 2008, từ một cô gái trẻ đẹp, chỉ sau vài ngày, làn da của chị bắt đầu nhăn nheo, chảy xệ ở mặt và nhiều vùng trên cơ thể.

 
Chị Phượng trước (ảnh trái) và sau khi bị bệnh. Ảnh: HOTSPOT MEDIA.

“Từ đó, mỗi khi xuất hiện ở nơi công cộng, cô ấy buộc phải đeo khẩu trang để tránh những cặp mắt tò mò. Song, hiện nay các bác sĩ đã vào cuộc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến căn bệnh lão hóa đột ngột và khủng khiếp này”, The Sun viết.

Sau khi đọc bài báo này, nhiều độc giả của The Sun bày tỏ sự ngạc nhiên và thương cảm cho hoàn cảnh hiện giờ của chị Phượng. “Là cô gái 26 tuổi trong bức ảnh bên tay phải sao, không thể tin được”, bạn đọc nick name Ilang bày tỏ sự ngạc nhiên khi so sánh hai bức ảnh trước và sau khi bị bệnh của chị Phượng.

Một số khác thì cho rằng cô gái tuy bất hạnh khi bị căn bệnh này nhưng còn may mắn vì có người chồng hết mực yêu vợ. Độc giả Success viết: “Tôi thấy tội nghiệp chị, nhưng ít ra chị ấy còn có chồng ở bên”.

Cùng ngày, hình ảnh chị Phượng xuất hiện trên mục tin sức khỏe nổi bật của trang Daily Mail. Khi so sánh hai bức ảnh chụp chị Phượng trước và sau khi bị bệnh, tờ báo bình luận: “Những bức ảnh trông cứ như cô gái với thân hình đầy hấp dẫn độ tuổi 20 và bà ngoại của cô vậy. Nhưng đó là cùng một người và hai tấm ảnh được chụp cách nhau không lâu”.

Viết về trường hợp của chị Phượng, hầu hết các trang báo nước ngoài đều ca ngợilòng chung thủy của người chồng Nguyễn Thành Tuyển (làm nghề thợ mộc), vẫn hết lòng yêu cô vợ hóa bà lão. Anh Tuyển luôn nói với người bạn đời rằng: “Dù em thế nào anh cũng yêu em”.

Bài viết trên tờ The Telegraph tả về chị Phượng khá dí dỏm. Mang tấm hình cưới năm 2006 (lúc mới 21 tuổi) ra khoe, chị Phượng bảo: “Năm năm trước trông tôi cũng xinh đẹp chứ đâu có xấu xí như bây giờ phải không?” (Xem clip quá trình biển đổi gương mặt). Tuy nhiên vì nghĩ rằng, mọi sự xảy ra cũng là do số phận nên từ đó đến nay chị Phượng không uống thuốc hay điều trị gì nữa. Mỗi lần ra đường chị đều đeo khẩu trang che mặt.

Hiện giờ mới 26 tuổi nhưng vùng da trên mặt, ngực, bụng, của chị có nếp nhăn giống như phụ nữ đã sinh nhiều con, mặc dù chị vẫn chưa sinh con lần nào. “Tuy nhiên hội chứng lão hóa không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt cũng như tóc, răng, mắt và tâm trí của tôi”, chị Phượng nói. Thi Trân

BÀI 17. Cô gái Quảng Nam cũng mắc bệnh ‘hóa bà lão’

Mới 27 tuổi nhưng chị Nguyễn Thị Ngọc Mai trông như người đã ngoài 50. Cơ thể chị nhăn nheo, gầy gò và làn da bị nổi đỏ toàn thân.
Cả vẻ ngoài lẫn hình dáng, chị Nguyễn Thị Ngọc Mai (ở Khối ThanhNam, phường Cẩm Châu, TP Hội An, QuảngNam) trông giống như một người già.

“Khi đọc thông tin trên VnExpress.net tôi thấy mình với chị Phượng ở Bến Tre sao giống nhau quá. Đọc xong tôi chỉ biết khóc, cứ ngỡ trên đời này chỉ có một mình mình bị bệnh lạ này, ai ngờ ở tận trong miềnNam cũng có người mắc như tôi”, chị Mai nghẹn ngào tâm sự.Chị bảo đọc báo biết tin chị Nguyễn Thị Phượng ở Bến Tre cũng bị già trước tuổi thì thấy sao mà giống hoàn cảnh của mình.

 Ảnh:
Mới 27 tuổi mà chị Mai như người già. Ảnh: Minh Nhật.

Từ khi mới 12 tuổi, chị Mai bắt đầu phát bệnh. Ban đầu xuất hiện nhiều chấm đỏ trên da tay, ngứa ngáy khắp người, rồi sau đó các chấm đỏ xuất hiện dày đặc trên cơ thể. Khuôn mặt cũng dần biến dạng, sưng tấy. Gia đình đưa chị đi khám ở Bệnh viện Da liễu Hội An, Đà Nẵng, các bác sĩ kết luận chị bị bệnh mày đay.

“Họ cũng cho thuốc uống nhưng không khỏi mà bệnh càng xấu thêm. Về nhà nghe ai bày cho thuốc gì tôi cũng uống thuốc đó mà không khỏi”, chị Mai kể.

 Ảnh: Minh Nhật.
Các chấm đỏ nổi khắp người chị Mai. Ảnh: Minh Nhật.

Hoang mang trước bệnh lạ của con, gia đình đã chạy vạy khắp nơi mua thuốc. Uống đủ các loại thuốc từ Đông y, Tây y nhưng tất cả đều không khỏi. Trái lại, nhiều đợt uống thuốc xong cơ thể chị Mai bị phù lên, một vài ngày sau lại xẹp xuống.

Gạt nước mắt, chị Mai kể: “Khi tôi phát bệnh, bạn bè, hàng xóm đồn tôi bị sida. Mọi người đều xa lánh. Hồi đó tôi học hết lớp 5, chuẩn bị sang lớp 6. Bạn bè cùng lớp nhìn thấy tôi già giống như cô giáo nên vừa sợ vừa xa lánh. Tôi không dám đến trường nữa. Mặc dù được thầy cô động viên nhưng vì mặc cảm tôi đành phải bỏ học”.

Năm 16 tuổi, chị Mai quyết định đi học nghề may. Từ khi có được nghề, chị làm thuê cho một công ty may ở Hội An để kiếm sống. Được khoảng 7 năm, càng ngày bệnh chị càng nặng, càng khó nhìn. Chủ công ty may thấy chị… khó ưa nên đã cho chị nghỉ.

 Ảnh: Minh Nhật.
Chị Mai cùng chồng và đứa con nhỏ 2 tuổi. Ảnh: Minh Nhật.

Tuy nhiên, số phận đã không quay lưng lại với chị. Năm 2005, chị Mai được anh Trần Thanh Thương (sinh năm 1976) thương mến và lấy làm vợ. Hai vợ chồng đùm bọc nhau sống qua ngày tháng. Hàng ngày chị đi may, còn anh thì chạy xe ôm. Năm 2007, anh chị sinh cháu gái đầu lòng, năm 2009 sinh tiếp đứa thứ 2. Hiện hai đứa con của anh chị đều khoẻ mạnh và rất dễ thương.

“Ngày cưới của tôi chỉ có bà con hai nhà, bạn bè đều xa lánh. Nhưng cuộc đời đã cho tôi 2 đứa con khỏe mạnh để làm niềm vui trong cuộc sống…”, chị Mai tâm sự.

Hiện sức khỏe chị Mai đã yếu hẳn, không còn đi may thuê được nữa. Chồng chị mấy năm nay bỗng dưng trở bệnh, hay đau ốm. Hai vợ chồng đành phải nương tựa vào bố mẹ vợ. Bà Mứt, mẹ chị Mai tâm sự, gia đình có 3 người con, chị Mai là con thứ, còn lại hai cậu con trai đều khỏe mạnh và không có bệnh tật gì.

“Mai bị bệnh từ hồi 12 tuổi đến giờ, tôi buồn lắm. Cả nhà không ai biết nó bị bệnh gì. Chạy chữa khắp nơi mà cũng không khỏi. Bây giờ đi ra ngoài đường thấy hai mẹ con đi với nhau mà như hai chị em”, bà Mứt nói.

Hình ảnh của chị Mai qua năm thánghttp://vnexpress.net/gl/doi-song/cau-chuyen-cuoc-song/2011/10/co-gai-quang-nam-cung-mac-benh-hoa-ba-lao/page_2.asp

Minh Nhật

Cảnh báo đỏ về việc:gây hiểm họa khi dùng thuốc có trộn corticoid để làm đẹp, để chữa bệnh… dễ làm dị ứng và có nguy cơ cao bị biến thành bà lão.: Chị em có thể ‘hóa bà lão’ vì làm đẹp bằng kem trộn- Hiểm họa khi vô tình dùng thuốc bị trộn corticoid- Phù toàn thân vì uống phải thảo dược trộn thuốc tây-  Mang họa vì thuốc Đông y: 

BÀI 23. Tìm ra thủ phạm khiến cô gái 26 tuổi hóa bà lão

Hội chẩn chuyên khoa da liễu cuối tuần qua, các bác sĩ Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM kết luận chị Nguyễn Thị Phượng 26 tuổi hóa bà lão do chứng nhão da kết hợp với tế bào vón. Bệnh nhân cần thêm một cuộc hội chẩn nữa.

Đại diện nhóm hội chẩn cho biết, căn cứ vào kết quả các xét nghiệm trong thời gian qua, thì chứng nhão da (tiếng Anh gọi là Acquired Cutis Laxa) và bệnh tế bào vón (Mastocytosis ) được xem như là nguyên nhân khiến bệnh nhân Nguyễn Thị Phượng, 26 tuổi ở Giồng Trôm, Bến Tre, có gương mặt trông như bà lão ngoài 80.

Tuy nhiên, Giáo sư – Tiến sĩ Đặng Vạn Phước, Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết, đây là kết luận chưa chính thức bởi chỉ mới căn cứ từ ý kiến các chuyên gia da liễu. Dự kiến bệnh nhân cần thêm một cuộc hội chẩn đa chuyên khoa nữa và kết quả xét nghiệm mô học, miễn dịch, để có thể xác định chính thức tên bệnh.

 Bệnh nhân Nguyễn Thị Phượng đang được bác sĩ thăm khám bệnh. Ảnh: Thiên Chương
Bệnh nhân Nguyễn Thị Phượng đang được bác sĩ thăm khám bệnh. Ảnh: Thiên Chương

“Kết luận chính thức có thể phải chờ thêm 10 ngày nữa, khi mà việc xét nghiệm mô học và miễn dịch cho kết quả, các bác sĩ của nhiều khoa cùng hội chẩn”, ông Phước nói.

Sau khi có kết luận chính thức nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị. Dự kiến, chứng tế bào vón và nhão da sẽ được trị trước, rồi sau đó mới tính đến chuyện cải thiện phần da đã già.

Gương mặt vẫn nhăn nheo như bà lão, nhưng đến sáng nay chị Phượng không còn bị nổi mẩn đỏ trên da và da cũng không bị ngứa.

21 tuổi từ là một cô gái xinh đẹp, Phượng bỗng dưng ngứa và nổi sần da mặt, nhất là sau khi ăn đồ biển. Bệnh ngày càng nặng, không có tiền về TP HCM khám, hai vợ chồng tìm đến thầy thuốc Đông y mua thuốc điều trị, tuy nhiên da mặt Phượng ngày càng lão hóa. Một tháng trước, khi được các bác sĩ phát hiện và đưa về Bệnh viện ĐH Y dược điều trị, gương mặt của cô trông như bà lão 80 tuổi. Phượng cho biết, niềm an ủi lớn nhất của cô là được ông xã yêu thương.

Cũng có các triệu chứng và tình trạng gương mặt già đi trước tuổi, một phụ nữ ở QuảngNam cũng vừa được phát hiện hóa bà lão. Bệnh nhân này đã được một bệnh viện tại Đà Nẵng nhận chữa trị. Hiện cũng chưa xác định nguyên nhân bệnh. Cao Lâm

Bài 24. Cô gái 26 tuổi hóa bà lão: ‘Tôi đang trẻ lại’

Sau gần một tháng điều trị theo phác đồ nghi bị mắc bệnh tế bào vón, chiều nay bệnh nhân Nguyễn Thị Phượng – cô gái 26 tuổi có gương mặt biến đổi thành bà lão 80, cho biết da mặt của mình đã có những thay đổi tích cực.
“Tôi thấy da mặt mình căng ra và bớt nặng nề, da tay cũng không còn nổi mề đay và ngứa ngáy như lúc nhập viện”, Phượng nói.

 
Bệnh nhân Nguyễn Thị Phượng cảm thấy mình đang trẻ lại. Ảnh: Thiên Chương

Trao đổi với VnExpress.net, Phượng cho biết, da mặt, đặc biệt là ở vùng trán của cô, sau khi được Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM điều trị hiện đã có tiến triển tốt.

“Tôi thấy da mặt mình căng ra và bớt nặng nề, da tay cũng không còn nổi mề đay và ngứa ngáy như trước lúc nhập viện”, Phượng nói.

“Vết nhăn da mặt chỉ còn nhiều ở cằm, những vùng khác đã giảm đi trông thấy. Tôi cảm nhận gương mặt mình nhẹ đi một nửa so với những ngày chưa nhập viện”.

Chăm sóc vợ tại khu điều trị nội trú liên kết giữa Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM với Bệnh viện 30/4, anh Tuyển, chồng chị Phượng cũng nói anh cảm nhận rõ vợ mình trông trẻ hơn.

“Gương mặt cô ấy như dần trẻ lại, da ở vùng trán và hai bên má căng ra trông thấy. Đặc biệt, chứng ngứa nhiều nằm nay hành hạ vợ tôi đã không còn nữa. Tôi vui lắm và hy vọng vợ sẽ lành bệnh”, người chồng nói.

 
Nguyễn Thị Phượng cách đây một tháng, trước khi điều trị. Ảnh: Thiên Chương

Hằng ngày mong kết quả chính thức nguyên nhân gây bệnh, Phượng cho hay nỗi lo lắng duy nhất của cô hiện nay là các bác sĩ không tìm được nguyên nhân bệnh để điều trị. “Gương mặt em có trẻ được hay không không cần thiết. Chỉ mong em không bị già thêm”, Phượng nói.

Theo các bác sĩ Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM, khoảng một tuần nữa sẽ có kết luận chính thức nguyên nhân gây bệnh cho bệnh nhân Nguyễn Thị Phượng. Tuy nhiên mọi xét nghiệm thời gian qua bước đầu đã cho thấy thủ phạm biến cô gái 26 tuổi thành bà lão 80 là chứng nhão da kết hợp tế bào vón.

Phượng quê Bến Tre, từ năm 22 tuổi bắt đầu có biểu hiện ngứa da rồi gương mặt biến đổi dần, chảy xệ nhăn nheo như người cao tuổi. Cô đang được điều trị tại Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, bên cạnh là người chồng chung tình luôn có mặt để chăm sóc. Thiên Chương

Hiện tại, bạn đang ở một trang của BLOG Nguyễn Đình Sinh, Hội viên Hội VHNT Bình Định, giảng viên Đại học Qui Nhơn. Nếu bạn muốn về trang chủ của BLOG, bạn nhấp chuột vào mũi tên bên trái phía trên cùng của trang này. Tại trang chủ, hay tại trang này, nếu bạn muốn xem tiếp, bạn nhấp chuột vào một trong các chữ bên lề phải của từng Chuyên mục về: Thơ, Tình yêu và hôn nhân, Tin tức, Sức khỏe… Muốn xem chi tiết cách sử dụng BLOG, bạn vào Phòng khách hay mục: Giới thiệu ở trên đầu cùng của mỗi trang mà bạn đang đọc, sẽ có hướng dẫn cụ thể.

 Mời các bạn ghé thăm để giao lưu, trao đổi, làm quen… Lần sau, nếu muốn vào BLOG, bạn vào Google, ở mục Tìm kiếm bạn gõ: Nguyễn Đình Sinh hay nguyendinhsinh/ sẽ xuất hiện  Nguyễn Đình Sinh có gạch chân ở trên cùng và bạn nhấp chuột vào đó, hoặc bạn gõ: nguyendinhsinh.wordpress.com sẽ ra trang chủ. 

  Chúc bạn luôn có nhiều niềm vui mới và thành đạt trong cuộc sống !

 (Wish you always have a new joy and success in your life !).


Trả lời

  1. That la toj nghjep cho a chj.mong bac si tim ra nguyen do cua can benh la nay.de gjup chj phuong tro ve voi tuoi cua chj.anh chj co gang len nha.hjhj

  2. thật thương cho chị, chắc nguyên nhân có thể do dị ứng thuốc rồi. Mong các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân sớ nhất giúp chị chữa bệnh. Anh chồng chị cũng sẽ vẫn yêu thương chị nhiều.

  3. mong chị chóng khỏi bệnh. Thật kì lạ quá…

  4. Em mong anh chi mai yeu thuong nhau va cang yeu thuong nhau hon trong giay phut nhu the nay! Chi Phuong phai duoc thuong yeu, thong cam va giup do that nhieu tu gia dinh cung nhu xa hoi trong trong thoi khac hien nay!

  5. Khổ thân cho chị ấy, sao lại mắc phải tình trạng như thế này cơ chứ, kỳ lạ thật.

  6. that la toi cho chi qua, mong anh chj mai hanh phuc , chuc chi mau khoi benh ha

  7. tội chị quá! Vái trời cho chị mau hết bệnh!

  8. Em khong biet noi gj bay gjo nua.hoan canh chj phuong that dau long hoan canh thj ko duoc day du nhu moi nguoj khac vay ma man benh ac doc chac em nghj tung dem tung dem ngoi khoc mot minh dau co lam gj nen toi ma chj phuong phaj ra nong noi nhu the nay.ong troi that tro treu nguoi cuoc song cua chj sau naj se nhu the nao tjnh than luc buon luc vui vuj dc 2 buon tram ngan lan lieu chj ay song co mat cam va hang ngay phaj deo khau trang dj ra ngoai sao thoi chj dung buon nua chj phaj co gang vuot wa tu tu cung khoi benh thoj chj dung buon bay gjo em ko noi gj nua em viet bai doc naj ma em roi nuoc mat tham mong cac ban gan xa ung ho tien de cho chj khoi benh va 2 nguoi maj maj ben nhau song nhung cuoc song bjnh thuong nhu nhung bao nguoj khac.cac ban gan xa ung ho cho chj phuc cung ung ho chj phuong chao chj.01683442982.lien he cua phuc ap nghja huan huyen gjong trom tinh ben tre. de em co 1tam long nho ung ho cho chj

  9. chắc do ăn hải sản nhiều quá nên bị bệnh nầy.đả có xuất hiện bên tàu hồi xưa đả có khó mà trẻ lại được trừ khi có môn vỏ công đồng tử công mới trẻ lại được

  10. mot can benh kho hieu? mong la cac bac si se giup chi bot di noi lo lang. mong cho chi mau khoi benh.

  11. troj dat.toj nghjep chj.e mong gia dinh chj luon vuj ve va hanh phuc.quan trong la mong bac sj se tjm ra cach chua khoj can benh kj la cua chj,dem laj cho chj mot khuon mat xjnh dep nhu ngay nao.e chuc chj som chua khoi benh…

  12. that la thuong tam qua. Hoan canh cua chi eo le den roi nuoc mat. Chuc chi mau chua khoi benh de song cuoc song binh thuong nhu bao nguoi binh thuong khac. Chuc vo chong chi luon hanh phuc.

  13. chuc chj song vui ve va 2 vo chog yeu nhau mai
    dung nen xa lah nhau nha”.

  14. […] >>Chùm 10 bài hoảng vía với bệnh lạ […]

  15. co gang len, se co cach dieu tri thoi. chung ta cung dong vien va giup do chi phuong nhe

  16. minh tin chac, cac bac si se tim duoc benh nay va dieu tri tot, chuc cac bac si thanh cong nha

  17. mot niem tin lon rang anh chi se vuot qua dc kho khan nay. hi vong chi phuong e tro ve nhu chi phuong cua ngay nao tre trung va xinh dep. hay hi vong anh chi nhe!

  18. kho than chi ay.chuc chi chong khoi benh.


Gửi phản hồi cho Cô gái 26 tuổi biến thành bà lão « Huynh Đệ Hiệp Thông Chia Sẻ Hủy trả lời

Chuyên mục